Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 2: Phân bón vô cơ (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 2: Phân bón vô cơ (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: PHÂN BÓN VÔ CƠ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân loại được các loại phân bón vô cơ: phân bón đơn, đa lượng hay còn gọi là phân khoáng đơn (đạm, lân, kali); phân bón trung lượng; phân bón vi lượng; phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp.
  • Mô tả được vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng
  • Trình bày được quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ
  • Trình bày được cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông dụng
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phân bón vô cơ.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu được các khái niệm liên quan đến phân bón vô cơ
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực Hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Phân loại được các loại phân bón vô cơ.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo luận, tìm hiểu các thông tin, mô tả được vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
    • Trình bày được quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ.
    • Trình bày được cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón vô cơ thông dụng.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, các video clip về sản xuất phân bón vô cơ ở các nhà máy và trong phòng thí nghiệm
  • Tranh ảnh về sử dụng phân bón hợp lý và không hợp lý dẫn đến ảnh hưởng năng suất cây trồng và môi trường sống.
  • Phiếu học tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
  • Bài thuyết trình theo nhóm

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cung cấp thông tin: Bón phân là việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thông qua các loại phân bón

- GV đặt vấn đề: “Em hãy cho biết các loại phân bón hiện nay. Phân biệt phân bón vô cơ khác phân bón hữu cơ như thế nào? Phân vi sinh có phải là phân bón vô cơ không?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án:

Một số phân bón thông dụng: phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp NPK, phân bón hữu cơ;...

Phân biệt phân bón vô cơ khác phân bón hữu cơ

  • Phân bón vô cơ có nguồn gốc từ những sản phẩm hóa học vô cơ chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, được sản xuất theo quy trình công nghiệp
  • Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ những chất hữu cơ các chất thải hữu cơ được chế biến, pha trộn, lên men và có thể bổ sung thêm khoáng chất

Phân vi sinh không phải là phân bón vô cơ

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Phân bón vô cơ hay còn gọi là phân bón hóa học dưới dạng muối khoáng thu được trải qua các quá trình vật lý, hóa học theo quy trình công nghiệp. Vậy để biết phân bón vô cơ gồm những phân bón nào và có những thành phần dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng,...thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong Bài 2: Phân bón vô cơ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phân loại phân bón vô cơ  

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân loại được các loại phân bón vô cơ: phân bón đơn, đa lượng hay còn gọi là phân khoáng đơn (đạm, lân, kali); phân bón trung lượng; phân bón vi lượng; phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành phiếu học tập 01, trả lời CH1 SGK trang 12
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở các loại phân bón vô cơ, kết quả hoàn thành phiếu học tập 01, CH1 SGK trang 12.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 11, phân loại được các loại phân bón vô cơ.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành phiếu học tập 01

(Phiếu học tập số 1 ở cuối hoạt động 1)

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, dựa vào các thông tin đã tìm hiểu ở trên để trả lời CH1 SGK trang 12:

Phân loại các phân bón sau dựa vào Bảng 2.1:

a) Potassium chloride (KCl);

b) Calcium dihydrogenphosphate (Ca(H2PO4)2);

c) Ammonium sulfate ((NH4)2SO4);

d) Ammonium dihydrogenphosphate (NH4H2PO4).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập, CH1 SGK trang 12

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, trình bày phiếu học tập, CH1 SGK trang 12.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về phân loại phân bón vô cơ

I. PHÂN LOẠI PHÂN BÓN VÔ CƠ

Phân bón vô cơ được phân loại

- Dựa theo số lượng nguyên tố dinh dưỡng cơ bản

+ phân đơn

+ phân hỗn hợp

+ phân phức hợp

- Dựa theo hàm lượng các nguyên tố có trong cây

+ phân đa lượng

+ phân trung lượng

+ phân vi lượng

Trả lời CH1 SGK trang 12

(ở cuối hoạt động 1)

 

 

PHIẾU HỌC TẬP 01

1. Cho biết thành phần nguyên tố dinh dưỡng của các phân bón: phân đơn lượng; phân đa lượng; phân trung lượng, phân bón vi lượng, phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp.

2. Hãy nhận xét nguyên tố dinh dưỡng chính của mỗi loại phân bón trên.

3. Nêu tác dụng của từng loại phân bón đối với cây trồng.

*Đáp án phiếu học tập 01

1.

  • Phân bón đơn lượng là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P hay K.
  • Phân bón đa lượng Chứa các nguyên tố dinh dưỡng mà cây trồng cần với lượng lớn như là đạm, lân, kali
  • Phân bón trung lượng: chứa các chất dinh dưỡng S, Ca và Mg,...
  • Phân bón vi lượng chứa Fe, Zn, Mn, Cn, Cl, B, Mo và Ni.
  • Phân bón phức hợp, hỗn hợp chứa nhiều loại nguyên tố dinh dưỡng cơ bản.

Nguyên tố dinh dưỡng chỉnh của phân bón đơn lượng, phân bón đa lượng là các nguyên tố N, P và K; của phân bón trung lượng là S, Ca và Mg; của phân bón vi lượng là các nguyên tố Fc, Zn, Mn, Cụ, CI, B, Mo và Ni.

Phân bón phức hợp chứa hai hoặc ba trong các nguyên tố N, P và K.

Phân bón hỗn hợp NPK chứa đồng thời ba nguyên tố dinh dưỡng N, P và K.

Tác dụng của phân bón đơn, đa lượng để bón thúc, kích thích sự phát triển của lá và chồi cây.

Phân bón trung lượng giúp che cây hút phân lân nhanh, dễ dàng và vận chuyển chất đường trong cây nhanh hơn.

Phân bón vi lượng tham gia quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây và điều chỉnh quá trình sinh trưởng, chống chịu của cây.

Phân bón hỗn hợp giúp cho cây có thể xanh tốt cũng như sinh trưởng chiều cao, kích thích cây ra hoa, kết quả, tăng sức đề kháng cho cây.

Trả lời CH1 SGK trang 12

Phân bón

Tiêu chí phân loại

Số lượng nguyên tố dinh dưỡng cơ bản

Hàm lượng của nguyên tố dinh dưỡng trong thực vật

a) Potassium chloride (KCl)                    

Phân bón đơn

Phân bón đa lượng

 

b) Calcium dihydrogenphosphate (Ca(H2PO4)2)                   

Phân bón đơn

Phân bón đa lượng/phân bón trung lượng

c) Ammonium sulfate ((NH4)2SO4)          

 

Phân bón đơn

Phân bón đa lượng/Phân bón trung lượng

d) Ammonium dihydrogenphosphate (NH4H2PO4)

Phân bón phức hợp

 

Phân bón đa lượng

 

 -----------------------Còn tiếp----------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 2: Phân bón vô cơ (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 2: Phân bón vô cơ (P1), soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 2: Phân bón vô cơ (P1)

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay