Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 2 bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 2 bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: CHUYỂN HOÁ CHẤT BÉO THÀNH XÀ PHÒNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ thực hiện được thí nghiệm điều chế xà phòng từ chất béo (tuỳ điều kiện địa phương và nhà trường có thể chọn chế hoá từ dầu ăn, dầu dừa, dầu cọ, mỡ động vật,...).

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu mối tương quan giữa lí thuyết với thực hành trong phản ứng xà phòng hoá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thí nghiệm chuyển hoá chất béo thành xà phòng; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thực hành thí nghiệm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu vấn đề trong quá trình làm thí nghiệm và tìm cách giải quyết chúng thông qua làm việc nhóm.

Năng lực Hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Thực hiện được thí nghiệm điều chế xà phòng từ chất béo (tuỳ điều kiện địa phương và nhà trường, có thể chọn chế hoá từ dầu ăn, dầu dừa, dầu cọ, mỡ động vật…)
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát và nhận biết các loại dầu, mỡ động thực vật có trong tự nhiên dùng để sản xuất xà phòng.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: chuyển hoá chất béo thành xà phòng để nâng cao giá trị sử dụng của chất béo trong sản xuất xà phòng.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm và thao tác an toàn trong quá trình làm thực nghiệm
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT, PHT.
  • Tranh ảnh, các video về xà phòng
  • Nguyên liệu, hoá chất và dụng cụ cho thí nghiệm: mỡ động vật, dầu thực vật hoặc dầu ăn thải đã qua chế biến có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng; dung dịch NaOH 10M, dung dịch NaOH 0,1M, dung dịch NaCl bão hoà, hương liệu (nếu có); bình tam giác, đũa khuấy, bếp điện, khuôn ép tạo bánh xà phòng.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
  • Nguyên liệu làm thí nghiệm: nguyên liệu để sản xuất xà phòng (dầu thực vật); dung dịch NaCl bão hoà, hương liệu (nếu có), khuôn ép tạo bánh xà phòng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu câu hỏi khởi động: “Trong thời gian 30s, hãy liệt kê một số sản phẩm xà phòng thương mại.”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ,  trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án:

Xà phòng Dove

Xà phòng Enchanteur

Xà phòng Lifebuoy

Xà phòng Safeguard

Xà phòng Coast

- GV đánh giá câu trả lời của HS, khen ngợi đội có nhiều kết quả đúng, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: “Xà phòng là một sản phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày, với đủ loại kiểu dáng, màu sắc cũng như hương thơm. Em có biết cách làm xà phòng từ những nguyên liệu sẵn có trong gia đình không? Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về xà phòng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái quát về xà phòng và quá trình tẩy rửa của xà phòng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành PHT
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở khái quát về xà phòng, PHT
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 31 quan sát hình 5.1, nêu khái quát về xà phòng

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành PHT sau:

PHIẾU HỌC TẬP

1. Nêu khái niệm, thành phần, cách sản xuất xà phòng.

2. Nêu tóm tắt quá trình tẩy rửa của xà phòng.

3. Tại sao xà phòng có thể làm sạch các vết dầu, mỡ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ hoàn thành PHT

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời PHT

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về xà phòng

I. GIỚI THIỆU VỀ XÀ PHÒNG

- Xà phòng (hay xà bông) là chất tẩy rửa các vết bẩn, diệt vi khuẩn.

- Thành phần: Muối sodium hoặc potassium của acid béo.

- Trạng thái: rắn (bánh, bột) hoặc chất lỏng.

- Điều chế: chất béo (triester của glycerol với acid béo) tác dụng với kiềm.

- Quá trình tẩy rửa của xà phòng:

Khi hòa tan xà phòng vào nước dung dịch xà phòng có sức căng bề mặt nhỏ hơn nước có thể thẩm thấu vào sợi vải và lôi các vết dầu mỡ ra. Các vết dầu mỡ được lấy ra và treo lơ lửng dưới dạng nhũ tương hoặc dung dịch đồng nhất.

- Xà phòng có thể làm sạch các vết dầu, mỡ do:

+ Xà phòng là muối của acid béo, có khối lượng phân tử lớn, gồm một gốc kỵ nước dạng chuỗi dài (ưa dầu) và các gốc nhỏ ưa nước tạo nên

+ Khi hoà xà phòng vào nước, nếu gặp các chất bẩn là các phân tử dầu thì nhóm ưa nước kết hợp với phân tử nước, còn nhóm ưa dầu kết hợp với phân tử dầu → làm sức căng bề mặt của nước giảm đồng thời các phân tử muối của acid béo bậc cao tụ tập thành các nhánh keo bó chặt → làm sạch vết bẩn bám trên quần áo.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu chí đánh giá xà phòng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các tiêu chí đánh giá xà phòng
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở các tiêu chí đánh giá xà phòng
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS nghiên cứu nội dung mục II SGK tr 32 và nêu các tiêu chí đánh giá xà phòng

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK tìm hiểu các tiêu chí đánh giá xà phòng

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời các tiêu chí đánh giá xà phòng

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về các tiêu chí đánh giá xà phòng

II. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

- Kết cấu bánh xà phòng: chắc, mịn, không có vết rạn nứt.

- Màu sắc: tươi sáng, đồng nhất.

- Mùi: mùi thơm dễ chịu, đặc trưng theo từng loại sản phẩm, không có mùi hôi hay mùi chua của mỡ/ dầu ăn bị phân hủy.

- pH khoảng từ 8 đến 10.

 

-----------------------------Còn tiếp---------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 2 bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 2 bài 5: Chuyển hóa chất, soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 2 bài 5: Chuyển hóa chất

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay