Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 3 Bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam (P2)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 3 Bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 3: Tìm hiểu về tác động của sản xuất dầu mỏ đến môi trường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các nguy cơ (sự cố tràn dầu, các vấn đề rác dầu) gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác dầu mỏ và các cách xử lí.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi hoạt động SGK, CH2,3 SGK tr 52.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào tóm tắt vở tác động của sản xuất dầu mỏ đến môi trường
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK trang 51 trả lời các câu hỏi trong hoạt động

1. Sự cố tràn dầu xảy ra do nguyên nhân nào?

2. Cho biết một ví dụ về sự cố tràn dầu trên biển, phân tích nguyên nhân, tác hại của nó đối với con người và môi trường.

- HS suy nghĩ trả lời CH2 SGK tr 52

Tại sao khi có sự cố tràn dầu trên biển, dầu lan rất nhanh trên mặt nước, rồi phân tán vào nước, đồng thời bề mặt nước bị ô nhiễm lan rộng rất nhanh?

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời các câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường

 

 

III. TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT DẦU MỎ ĐẾN MÔI TRƯỜNG

1. Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường

- Sự cố tràn dầu có thể xảy ra tại giàn khoan do bão, động đất làm đổ giàn khoan hoặc giàn khoan bị nổ, hệ thống ngăn dầu bị hỏng, rò rỉ đường ống dẫn,...

- Sự cố tràn dầu có thể xảy ra khi vận chuyển dầu

- Dầu tràn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm sinh vật biển chết hàng loạt và gây hại đến sức khỏe con người.

VD: sự cố tràn dầu: Vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon năm 2010, hơn 6 triệu tấn dầu tràn ra Vịnh Mexico.

+ gây thiệt hại về tính mạng của con người và tài sản.

+ làm các loài sinh vật bị chết, ảnh hưởng nghiêm trọng lên hệ sinh thái,...

+ cần lượng lớn chi phí cho việc dọn dẹp hậu quả.

Dầu tràn gây tác động xấu và lâu dài đến hoạt động kinh tế – xã hội ở các vùng xảy ra sự cố tràn dầu.

Trả lời CH2 SGK tr 52

Vì dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn nước, không tan trong nước nên dầu sẽ nổi lên trên mặt nước, nhờ vào các yếu tố tự nhiên như: sóng, gió và thủy triều càng thúc đẩy sự lan rộng của dầu trên bề mặt nước.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các chất thải và các vấn đề rác dầu trong hoạt động khai thác dầu

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời CH3 SGK trang 52

Tại sao sự cố tràn dầu trên biển thường gây thiệt hại nhiều hơn so với trên đất liền?

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH3 SGK trang 52

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH3 SGK trang 52

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về các chất thải và các vấn đề rác dầu trong hoạt động khai thác dầu

2. Các chất thải và các vấn đề rác dầu trong hoạt động khai thác dầu

Trả lời CH3 SGK trang 52

Sự cố tràn dầu trên biển thường gây thiệt hại nhiều hơn so với trên đất liền:

- Dầu mỏ nổi trên bề mặt nước làm biển bị che phủ, làm giảm sự trao đổi oxygen giữ không khí và nước. Ngoài ra các chất độc có trong dầu làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật.

- Khi có sự cố tràn dầu trên biển, dầu lan rất nhanh trên mặt nước, rồi phân tán vào nước, đồng thời bề mặt nước bị ô nhiễm lan rộng rất nhanh nên việc kiểm soát sự cố tràn dầu rất khó khăn.

- Đòi hỏi nhiều công sức và những phương pháp, trang thiết bị đặc biệt.

Kết luận

- Rác dầu hình thành từ các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; từ hoạt động chế biến dầu và các hoạt động khác

- Rác dầu cần được thu gom và xử lý đúng quy định tránh gây ô nhiễm môi trường.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu các phương pháp xử lí sự cố tràn dầu và rác dầu

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu các phương pháp xử lí sự cố tràn dầu và rác dầu hoàn thành bảng sau

 

Phương pháp

 Phạm vi tràn dầu/ tình trạng sự cố

Nguyên tắc của phương pháp

Ưu điểm của phương pháp

Phương pháp thu gom cơ học

 

 

 

Phương pháp hấp thu

 

 

 

Phương pháp phân hủy bằng vi sinh

 

 

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, tìm hiểu các phương pháp xử lí sự cố tràn dầu và rác dầu và hoàn thành bảng

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả ìm hiểu các phương pháp xử lí sự cố tràn dầu và rác dầu theo bảng.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về các phương pháp xử lí sự cố tràn dầu và rác dầu

3. Các phương pháp xử lí sự cố tràn dầu và rác dầu

- Phương pháp thu gom cơ học

- Phương pháp hấp thu

- Phương pháp phân hủy bằng vi sinh.

 

Nội dung bảng tìm hiểu các phương pháp xử lí sự cố tràn dầu và rác dầu và hoàn thành bảng

 

Phương pháp

 Phạm vi tràn dầu/ tình trạng sự cố

Nguyên tắc của phương pháp

Ưu điểm của phương pháp

Phương pháp thu gom cơ học

Nhỏ, hẹp trên bề mặt nước

Do khối lượng riêng của dầu nhẹ hơn nước nên dầu nổi trên mặt nước.

Đơn giản, dễ thực hiện

Phương pháp hấp thu

Dầu tràn nhiều và rộng đã phân tán nhũ tương vào nước.

Hấp thu dầu bằng các vật liệu xốp.

Công suất lớn thu được dầu dạng nhũ tương trong nước

Phương pháp phân hủy bằng vi sinh

Dầu tràn nhiều.

Sử dụng các vi sinh vật, các vi khuẩn có khả năng phân hủy các hydrocarbon, dãy paraffin.

Làm sạch dầu với tốc độ nhanh.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ (than đá, đá nhựa, đá dầu, khí thiên nhiên, hydrogen).
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoạt động nhóm báo cáo sản phẩm
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào tóm tắt vở một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm báo cáo theo dàn ý

Nhóm 1. Sự cần thiết của việc tìm nguồn nhiên liệu mới thay thế dầu mỏ

Nhóm 2. Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ chứa carbon (nguyên liệu sử dụng, nguồn khai thác, quá trình/ sơ đồ sản xuất).

Nhóm 3. Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ không chứa carbon (nguyên liệu sử dụng, nguồn khai thác, quá trình/ sơ đồ sản xuất, nguồn nhiên liệu này được sử dụng như thế nào ở Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ).

(HS chuẩn bị ở nhà và báo cáo bằng powerpoint trước lớp trong tiết học sau)

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ học tập, tổng kết và thiết kế bản báo cáo

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ

 

IV. MỘT SỐ NHIÊN LIỆU THAY THẾ DẦU MỎ

1. Các nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ chứa carbon

a) Than đá

b) Cát dầu và đá phiến dầu

c) Methene hydrate

2. Hydrogen - nguồn nhiên liệu không chứa carbon

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1:  Nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới là

  1. Saudi Arabia. B. Venezuela. C. Canada.              D. Mỹ.

Câu 2. Nước tiêu thụ dầu nhiều nhất là

  1. Mĩ. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ.               D. Nga.

Câu 3. Tính đến năm 2020, Việt Nam là quốc gia đứng thứ bao nhiêu trên thế giới về trữ lượng dầu mỏ?

  1. 30. B. 4. C. 20.                     D. 28.

Câu 4. Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự cố tràn dầu?

  1. Động đất làm đổ giàn khoan B. Rò rỉ đường ống dẫn.
  2. Sinh vật biển chết hàng loạt. D. Rò rỉ khi vận chuyển dầu.

Câu 5. Nhiên liệu nào sau đây không dùng để thay thế dầu mỏ?

  1. Than đá B. Cát dầu và đá phiến dầu
  2. Methene hydrate D. Uranium.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. B

2. A

3. D

4. C

5. D

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Hãy nêu tên một vài công ty kinh doanh xăng dầu mà em biết.

Bài 2. Dầu mỏ thường được sử dụng vào những mục đích nào?

Bài 3. Giải thích hydrogen là nguồn năng lượng sạch lí tưởng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1. Tên một vài công ty kinh doanh xăng dầu

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

Công ty Xăng dầu Khu vực II (Petrolimex Sài Gòn)

Công ty Xăng dầu Quân đội  ( MIPECORP)

Công ty xăng dầu Bà rịa – Vũng tàu (Petrolimex Bariavungtau)

Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL)

Công ty Cổ Phần Petro Times

Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương (Orient Oil)

Bài 2.

Phần lớn dầu mỏ được sử dụng, cung cấp nhiên liệu cho ô tô, xe tải, máy bay và tàu thuỷ.

Phần còn lại được sử dụng để cung cấp nhiệt cho các nhà máy, gia đình và sản xuất điện. Khí dầu mỏ (gas) được sử dụng tạo nhiệt trong công nghiệp.

Một lượng nhỏ dầu mỏ được sử dụng làm nguyên liệu để tạo ra nhiều sản phẩm khác như: nhựa, mĩ phẩm, sơn, may mặc, chất tẩy rửa, y tế, …

Bài 3. Hydrogen là nguồn năng lượng sạch do gần như không phát thải khí ô nhiễm mà chỉ sinh ra hơi nước. Từ nước qua quá trình điện phân ta lại có thể thu được hydrogen. Vì vậy, hydrogen là nguồn năng lượng gần như vô tận hay có thể tái sinh được.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 3 Bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 3 Bài 9: Ngành sản xuất, soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 3 Bài 9: Ngành sản xuất

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay