Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 2: Phân bón vô cơ (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón vô cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV dùng hình ảnh cây trồng hút các chất dinh dưỡng trong đất, Yêu cầu học sinh thảo luận vai trò dinh dưỡng của các nguyên tố như N, P, K, Fe, Mn, Cl, Zn, Cu, B, Mo trong phân bón - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm trả lời CH 2, 3 SGK trang 13: 2. Dựa vào vai trò của các nguyên tố đa lượng, hãy tìm hiểu và cho biết thời điểm thích hợp để bón phân đạm, phân lân, phân kali cho cây trồng. 3. Đề xuất biện pháp cải tạo đất trước khi bón phân đạm cho đất chua, đất nhiễm phèn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK nêu vai trò dinh dưỡng của các nguyên tố như N, P, K, Fe, Mn, Cl, Zn, Cu, B, Mo trong phân bón - HS thảo luận trả lời CH 2, 3 SGK trang 13 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày tóm tắt vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón vô cơ. - Đại diện HS trả lời CH 2, 3 SGK trang 13 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón vô cơ |
II. VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG TRONG PHÂN BÓN VÔ CƠ (Nêu chi tiết trong bảng 2.2 SGK tr 12, 13) Trả lời CH2, 3 SGK trang 13 2.
3. Đề xuất biện pháp cải tạo đất trước khi bón phân đạm cho đất chua, đất nhiễm phèn. - Bón vôi cải tạo đất trước khi mỗi mùa vụ (giúp cân bằng độ pH của đất, hạ độ chua nhanh) - Tăng tỉ trọng bón phân hữu cơ (để cải tạo đất chua) - Không sử dụng phân bón vô cơ làm tăng nồng độ chua như ammonium chloride. - Nên lựa chọn phân lân nung chảy phân urea, DAP thay thế. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất, cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón vô cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn các nhóm HS trình bày báo cáo nội dung được giao chuẩn bị trước lớp; Nhiệm vụ chung: - Hoàn thành bài thuyết trình của mình bằng phần mềm powerpoint, hoặc tiểu phẩm… - Sưu tầm các tranh ảnh, hình vẽ, mẫu vật phục vụ cho bài thuyết trình của mình. - Làm một bản báo cáo chi tiết về kế hoạch, phân công cụ thể các công việc và tiến độ làm việc của từng thành viên trong nhóm. Nội dung tìm hiểu: 1. Nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất các loại phân bón 2. Trình bày quá trình sản xuất mỗi loại phân bón, nêu các phản ứng hoá học xảy ra (nếu có). 3. Cách sử dụng các loại phân bón 4. Nguyên tắc bảo quản các loại phân bón Nhiệm vụ từng nhóm Nhóm 1: Tìm hiểu phân đạm Nhóm 2: Tìm hiểu phân lân Nhóm 3: Tìm hiểu phân kali và ammophos - Sau khi nghe báo cáo nhiệm vụ học tập, kết hợp SGK, HS thảo luận nhóm, hoàn thành PHT 02 (Phiếu học tập 02 ở cuối hoạt động 3) - GV yêu cầu hoạt động cá nhân trả lời CH4-7 SGK trang 14-18. 4. Quy trình Haber-Bosch được sử dụng để sản xuất A. nitric acid. B. ammonia. C. ammonium nitrate. D. urea. 5. Nguyên liệu nitrogen được sử dụng trong các nhà máy sản xuất phân bón được lấy từ A. không khí. B. oxide của nitrogen. C. khí lò cốc. D. ammonia. 6. Người nông dân thường chọn điều kiện thời tiết như thế nào để bón phân cho cây lúa? 7. Urea là loại phân đạm được sử dụng phổ biến, dễ hút ẩm và dễ bị phân hủy bởi ánh sáng và nhiệt độ. Em hãy đề xuất cách bảo quản loại phân bón này. GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe các nhóm báo cáo kết quả, tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm, hoàn thành PHT 02 - HS suy nghĩ trả lời CH 4-7 SGK trang 14-18 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả nhiệm vụ được giao. GV mời các nhóm khác bổ sung, nhận xét, đánh giá nhóm bạn dựa vào các tiêu chí trong phiếu đánh giá. - Đại diện HS trả lời CH4,5 SGK trang 14, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện HS báo cáo kết quả phiếu học tập 02, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện HS trả lời CH6, 7 SGK trang 17, 18, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét dựa vào các tiêu chí trong phiếu đánh giá, tổng kết về quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ, cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông dụng - GV thông tin: phân hỗn hợp NPK sản xuất chủ yếu bằng sự phối trộn các loại muối chứa N, P, K với một tỉ lệ định sẵn phù hợp với cây trồng. - GV thông tin: Sử dụng phân bón vô cơ hiệu quả theo nguyên tắc “4 đúng” + Bón đúng chủng loại phân + Bón đúng liều lượng + Bón đúng cách + Bón đúng thời điểm |
III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN VÔ CƠ 1. Sản xuất phân đạm Tận dụng nguồn nitrogen có sẵn trong không khí (78% thể tích) đề tạo ra ammonia theo quy trình Haber - Bosch. N2 + 3H2 2NH3 a) Đạm ammonium. Ammonium sufate: 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 Ammonium nitrate HNO3 + NH3 NH4NO3 Ammonium hydrogen carbonate NH3+ CO2 + H2O → NH4HCO3 b) Đạm urea: 2NH3 + CO2 (NH2)2CO + H2O 2. Sản xuất phân lân a) Superphosphate đơn: Nguyên liệu: Quặng apatite có thành phần 3Ca3(PO4)2.CaF2 hoặc Ca5(PO4)3F, sulfuric acid. Điều chế: Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → 2 CaSO4 + Ca(H2PO4)2 b) Superphosphate kép: Nguyên liệu: quặng apatite, phosphoric acid. Sản xuất qua 2 giai đoạn: Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4 Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3Ca(H2PO4)2 c) Phân lân nung chảy Nguyên liệu là quặng apatit, khoáng chất chữa MgO, CaO, SiO2. 4Ca5(PO4)3F + 6SiO2 Ca3(PO4)2 + CaSiO3 +SiF4 3. Sản xuất phân kali Nguyên liệu chủ yếu sản xuất KCl: quặng sylvinite (thành phần chứa KCl, NaCl) Sản xuất bằng cách hoà tan rồi kết tinh phân đoạn hoặc tuyển nổi 4. Sản xuất phân hỗn hợp Sản xuất ammophos Nguyên liệu: phosphoric acid, ammonia Điều chế: NH3+ H3PO4 → NH4H2PO4 2NH3+ H3PO4 →(NH4)2HPO4 Trả lời CH4,5 SGK trang 14: 4. Đáp án B: Quy trình Haber-Bosch được sử dụng để sản xuất ammonia. 5. Đáp án A: Nguyên liệu nitrogen được sử dụng trong các nhà máy sản xuất phân bón được lấy từ không khí. IV. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHÂN BÓN VÔ CƠ - Khi sử dụng phân bón cần chú trọng đến các yếu tố + Đặc điểm từng loại phân bón, + Đặc điểm cây trồng, + Chu kỳ sinh trưởng + Điều kiện thời tiết - Bảo quản phân bón trong bao bì đóng gói kín; để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp; không để lẫn các loại phân bón với nhau Trả lời CH 6, 7 SGK tr 17, 18 6. Người nông dân bón phân trong điều kiện thời tiết râm mát (sáng sớm hoặc chiều tối),không bón ngay trước hoặc sau khi mưa to, không bón khi thời tiết nắng nóng. 7. Bảo quản phân urea trong bao bọc nylon, buộc kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, không trộn lẫn với các loại phân bón khác. |
PHIẾU HỌC TẬP 02 Em hãy hoàn thành bảng sau:
|
Đáp án phiếu học tập 02
PHIẾU HỌC TẬP 02 Em hãy hoàn thành bảng sau:
|
-------------------------Còn tiếp--------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 2: Phân bón vô cơ (P2), soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 2: Phân bón vô cơ (P2)