Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ
Năng lực chung:
Năng lực Hóa học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra các tranh ảnh về dầu mỏ và các ứng dụng của dầu mỏ
- GV nêu câu hỏi khởi động: “Tại sao nói dầu mỏ là nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo? Thành phần hoá học của dầu mỏ phức tạp như thế nào? Có thể phân loại dầu mỏ dựa trên tiêu chuẩn và mục đích nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án: Dầu mỏ là nguyên liệu hóa thạch, phải mất hàng triệu năm để tạo ra và lượng tiêu thụ đang diễn ra nhanh hơn tốc độ được tạo thành → Đây nguồn nhiên liệu hữu hạn và không thể tái tạo.
Thành phần hóa học của dầu mỏ gồm các hợp chất hydrocarbon (paraffin, naphthene, arene) và các hợp chất phi hydrocarbon (chứa các nguyên tố S, O, N, vết kim loại).
Có thể phân loại dầu mỏ theo thành phần hóa học và tính chất vật lí.
- GV đánh giá câu trả lời của HS, ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn gốc của dầu mỏ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 38, quan sát video https://youtu.be/tcfzvRmteJk (0:00 - 2:08) thảo luận cặp đôi về nguồn gốc dầu mỏ, trả lời CH1 SGK trang 39. Tại sao các mỏ dầu nằm càng sâu trong lòng đất càng chứa nhiều khí hơn và chứa nhiều methane hơn? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận, tóm tắt nguồn gốc dầu mỏ, - HS suy nghĩ, trả lời CH1 SGK trang 39. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS nêu nguồn gốc dầu mỏ, trả lời CH1 SGK trang 39. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về nguồn gốc dầu mỏ. GV mở rộng thêm giả thuyết về nguồn gốc vô cơ về sự hình thành dầu mỏ. Lưu ý khi xem xét về mặt thực tiễn thì giả thuyết này gặp phải nhiều vấn đề không thể giải thích được. |
I. NGUỒN GỐC DẦU MỎ Theo giả thiết về nguồn gốc hữu cơ quá trình hình thành dầu và khí là quá trình lâu dài và liên tục. Các chất hữu cơ trong xác động vật, thực vật là tiền chất tạo thành dầu mỏ. Các loài thực vật phù du rất nhỏ, số lượng nhiều đóng vai trò chủ đạo để tạo ra dầu và khí. Các vi sinh vật phân hủy xác động, thực vật tạo thành lớp trầm tích ở đáy biển. Dầu được sinh ra rải rác trong lớp đá trầm tích, thẩm thấu qua tầng đá và tập hợp lại thành các khối đá rỗng, xốp. Qua thời gian một phần dầu chuyển thành khí do quá trình cracking dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất và các chất xúc tác. Sự hình thành mỏ dầu: Xác động thực vật phân huỷ → Kerogen (các chất sừng hữu cơ) hình thành trong lớp trầm tích → Kerogen chuyển hoá thành hydrocarbon → mỏ dầu (thường gồm 3 lớp: lớp khí ở trên, lớp dầu, đáy là lớp nước) Trả lời CH1 SGK trang 39 Do càng đi sâu vào lòng đất thì nhiệt độ và áp suất càng cao quá trình cracking càng xảy ra mạnh hơn → các hydrocarbon phân tử lớn chuyển thành các phân tử nhỏ hơn (khí). → làm cho dầu trở lên nhẹ hơn và sinh ra nhiều khí hơn và chứa nhiều methane (Hydrocarbon bền nhất) hơn. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần hóa học của dầu mỏ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 - 8 nhóm, thảo luận hoàn thành PHT sau
GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ hoàn thành PHT - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời PHT - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về thành phần hóa học của dầu mỏ. |
II. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA DẦU MỎ 1. Các hợp chất hydrocarbon Trong dầu mỏ chủ yếu gồm 3 nhóm chính: + Alkane (hay còn gọi là paraffin) + Cycloalkane + Arene. 2. Các hợp chất phi hydrocarbon Những hợp chất phi hydrocarbon thực chất là các hydrocarbon mà trong mạch Carbon chứa các dị tố N, S, O và kim loại: - Các hợp chất chứa sulfur - Các hợp chất chứa oxygen - Các hợp chất chứa nitrogen - Vết kim loại trong dầu mỏ - Nhựa và asphaltene Phi hydrocarbon làm giảm chất lượng của dầu mỏ nên cần phải sử dụng phương pháp loại đi hoặc làm giảm lượng của chúng trong dầu mỏ → tốn kém
|
----------------------------Còn tiếp------------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu, soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu