Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ (P2)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 3: Tìm hiểu phân loại dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được phân loại dầu mỏ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận hoàn thành phiếu học tập 02.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở phân loại dầu mỏ, PHT 02
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành PHT sau

 

PHIẾU HỌC TẬP 02

Nghiên cứu mục III SGK trang 40 trả lời các câu hỏi sau:

1. Tại sao việc phân loại dầu mỏ theo họ hydrocarbon là phương pháp phân loại thông dụng nhất?

2. Hãy trình bày các loại dầu mỏ dựa vào cách phân loại theo thành phần hóa học.

3. Trong giao thương quốc tế thông số vật lí nào được sử dụng để phân loại dầu mỏ. Tại sao trong giao thương quốc tế người ta thường phân loại dầu mỏ theo tính chất vật lí.

4.  Tại sao dầu nhẹ có giá trị hơn dầu nặng? Tại sao dầu mỏ Bạch Hổ của Việt Nam có giá trị kinh tế cao?

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ hoàn thành PHT 02

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời PHT 02

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về phân loại dầu mỏ

III.  PHÂN LOẠI DẦU MỎ

1. Phân loại dầu mỏ theo thành phần hoá học

Trong dầu mỏ hydrocarbon là thành phần chủ yếu, quan trọng và quyết định đặc tính cơ bản của dầu mỏ → phân loại dầu mỏ theo họ hydrocarbon.

Gồm có 3 loại dầu mỏ: paraffinic, naphthenic và aromatic.

2. Phân loại dầu mỏ theo tính chất vật lí

- Phân loại dầu mỏ dựa vào tỉ trọng:

+ Dầu nhẹ (giàu paraffin)

+ Dầu nặng (giàu arene)

Dầu càng nhẹ, nghĩa là dầu mỏ giàu paraffin (alkane) thì màu càng sáng và tỉ trọng càng nhỏ, ngược lại dầu càng nặng, tức càng giàu arene và các hợp chất dị vòng chứa S, N thì màu càng sẫm và tỉ trọng càng lớn. Vì vậy, dầu nhẹ có giá trị kinh tế cao hơn, chế biến nhận được nhiều xăng, nhiên liệu phản lực và diesel.

-  Phân loại dầu mỏ theo chỉ số API

Trong giao thương quốc tế thông số vật lí API (là chỉ số đo mức độ nặng hoặc nhẹ của dầu mỏ dạng lỏng so với nước) thường được sử dụng để phân loại dầu mỏ.

+ Dầu nhẹ: API > 31,1

+ Dầu trung bình: API từ 22,3 - 31,1

+ Dầu nặng: API từ 10 - 22,3

+ Dầu rất nặng: API < 10.

- Dầu Bạch Hổ là loại dầu trung bình nhẹ có tỉ trọng là 0,8313 và 36,60 API, là dầu paraffin và là một trong những loại đầu sạch chứa ít tạp chất sulfur và các kim loại nặng (V, Ni). Hàm lượng sulfur trong dầu thô Bạch Hổ là 0,03 - 0,05%. Hàm lượng V và Ni trong dầu Bạch Hổ là 0,09 và 2,64 ppm.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1:  Trong tự nhiên, dầu mỏ có ở đâu?

  1. Trong lòng đất. B. Trong khí methane.
  2. Trên khí quyển. D. Trong lòng biển.

Câu 2. Thành phần chính của dầu mỏ là

  1. các hydrocarbon. B. các dẫn xuất hydrocarbon.
  2. benzene. D. các dẫn xuất chứa oxygen của hydrocarbon.

Câu 3. Mỏ dầu thường có bao nhiêu lớp?

  1. 1 lớp B. 2 lớp C. 3 lớp                  D. 4 lớp

Câu 4.  Cracking dầu mỏ để thu được

  1. Dầu thô
  2. Hydrocarbon nguyên chất
  3. Hỗn hợp gồm nhiều hydrocarbon có phân tử khối lớn hơn
  4. Hỗn hợp gồm nhiều hydrocarbon có phân tử khối nhỏ hơn

Câu 5. Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp

  1. phun nước vào ngọn lửa. B. phủ cát vào ngọn lửa.
  2. thổi oxi vào ngọn lửa. D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.

Câu 6. Thành phần chủ yếu của mỏ khí thiên nhiên là

  1. hydrogen. B. methane. C. ethylene.            D. acetylene.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. A

2. A

3. C

4. D

5. B

6. B

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Các mỏ dầu thường tìm thấy ở đâu?

Bài 2. Dầu mỏ khai thác ở các nơi khác nhau trên thế giới hầu như khác nhau về thành phần và tính chất. Tìm hiểu nguyên nhân tạo nên sự khác biệt đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1. Dầu mỏ tồn tại trong các lớp đất đá ở một số nơi trên vỏ Trái Đất. Mỏ dầu thường được tìm thấy ở những ở dưới những lớp đá trầm tích.

Bài 2.

- Do nguồn gốc hữu cơ (xác của động và thực vật bị phân rã thành những hợp chất giàu carbon, nguồn hydrocarbon) khác nhau tạo nên dầu mỏ khác nhau về thành phần và tính chất.

- Dầu mỏ ở các nơi trên thế giới hầu như đều khác nhau là do vật liệu hữu cơ hình thành ban đầu. Một số nước có phần lớn các giếng dầu nằm trên đất liền và tương đối nông như Mỹ, Nga, khu vực Trung Đông. Tuy nhiên tại nhiều khu vực khác, các giếng dầu được khoan và khai thác ngoài biển kéo theo chi phí khá cao.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 8: Chế biến dầu mỏ

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ (P2)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu, soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay