Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 3: Phân bón hữu cơ (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực Hóa học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa video: https://s.net.vn/dYh8 (0:13 - hết)
- GV đặt vấn đề: “Sử dụng phân bón hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng thường mất nhiều thời gian hơn và có tác dụng chậm hơn các loại phân bón vô cơ. Tại sao ngày nay phân bón hữu cơ được khuyến khích sử dụng nhiều hơn trong nông nghiệp?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án:
Phân bón vô cơ thúc đẩy quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây được nhanh chóng. Tuy nhiên, giá thành sản xuất rất đắt so với các loại phân bón khác và ảnh hưởng đến môi trường đất và chất lượng cây trồng.
Chất hữu cơ là thành phần quan trọng trong đất, có tác dụng bồi dưỡng đất, cung cấp đầy đủ các thức ăn cần thiết cho đất như: đạm, lân, kali, calcium, magnesium.... và một số nguyên tố vi lượng khác.
Phân bón hữu cơ có chứa đầy đủ các loại chất khoáng cần thiết cho cây trồng nhưng hàm lượng nhỏ, không có tác dụng tức thời nhanh như phân bón vô cơ. Tuy nhiên khi bón với số lượng lớn thì tác dụng của nó không kém phân bón hoá học.
Việc biến những rác thải hữu cơ thành các loại phân bón hữu cơ thì vừa tiết kiệm tài chính, vừa có tác dụng bảo vệ môi trường xung quanh.
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Để biết thành phần, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ, tác động của chúng đến môi trường như thế nào,... Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 3: Phân bón hữu cơ
Hoạt động 1: Phân loại phân bón hữu cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 19, phân loại được các loại phân bón vô cơ. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành phiếu học tập 01
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, thảo luận nhóm hoàn thành PHT 01 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, trình bày PHT 01 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về phân loại phân bón hữu cơ |
I. PHÂN LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ - Dựa vào nguồn gốc và cách chế biến chia thành 3 loại chính: + Phân hữu cơ truyền thống; + Phân hữu cơ sinh học; + Phân hữu cơ khoáng. Trả lời PHT 01 1. Phân bón hữu cơ truyền thông ủ nguyên liệu là chất thải của người, động vật hoặc từ các phế phẩm phụ chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thuỷ sản,... Phân bón hữu cơ sinh học chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ tự nhiên qua quá trình lên men và xử lý. Phân bón hữu cơ khoáng là phân bón hữu cơ chứa thêm ít nhất một nguyên tố đa, trung hoặc vi lượng. 2. Ưu điểm: giá thành rẻ Nhược điểm: mùi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh 3. Ba loại phân bón trên được gọi là phân bón hữu cơ phân bón được sản xuất từ nguyên liệu là các chất hữu cơ. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần, vai trò, đặc điểm của phân bón hữu cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - HS nghiên cứu nội dung mục II SGK tr 19, thảo luận trả lời CH1 SGK trang 21. 1. So sánh thành phần và ưu nhược điểm của ba loại phân bón là phân chuồng, hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng. - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, trả lời CH1 SGK trang 21. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH1 SGK trang 21. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về thành phần, vai trò, đặc điểm của phân bón hữu cơ |
II. THÀNH PHẦN, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM (Sản phẩm dự kiến của CH1 - ở dưới HĐ2) - Phân bón hữu cơ truyền thông: + Từ chất thải của vật nuôi, phần xanh,... xử lí qua quá trình ủ mục. + Vai trò cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phủ nhiêu,cải tạo đất, tăng lượng chất hữu cơ và mùn trong đất mà phân bón hoá học không có được. + Nhược điểm: thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lí dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp. - Phân bón hữu cơ sinh học + Được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác. + Khi bón vào đất, phân bón hữu cơ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi, giúp phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành đề tiêu cho cây hấp thụ; cung cấp đạm tự nhiên cho đất và cây. + Nhược điểm: có hiệu quả chậm, giá thành cao - Phân bón hữu cơ khoáng + Chứa ít nhất 15% là các chất hữu cơ và từ 8% – 18% là tổng các chất vô cơ (N, P, K). + Có tác dụng như keo, ít bị rửa trôi, giữ lại các hạt đất rất nhỏ, chất mùn trong đất tăng lên, giữ cho các chất dinh dưỡng bón cho cây cũng ít bị rửa trôi hoặc bay hơi mắt. + Nhược điểm: Không tốt cho đất và hệ vi sinh vật nếu bón cho đất lâu ngày. |
Sản phẩm dự kiến CH1:
|
Phân chuồng |
Phân hữu cơ sinh học |
Phân hữu cơ khoáng |
Thành phần
|
- Gồm phân, nước tiểu động vật như gia súc, gia cầm, phân bắc. - Chứa các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, bổ sung các chất mùn. |
Các chất hữu cơ được pha trộn và lên men với sự có mặt của các loại vi sinh vật có lợi. Chứa đến 22% hàm lượng là các chất hữu cơ. |
Chứa ít nhất 15% là các chất hữu cơ và từ 8% – 18% là tổng các chất vô cơ (N, P, K). |
Ưu điểm |
Làm đất tơi xốp, tăng hàm lượng chất mùn, tăng độ phì nhiêu, ổn định kết cấu đất, hạn chế hạn hán, xói mòn. Tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật. |
Sử dụng được với các giai đoạn phát triển của cây trồng, có thể bón lót, bón thúc. Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng đạt hiệu quả cao. Bổ sung một lượng lớn chất mùn giúp cải tạo đặc tính của đất. Bổ sung, thúc đẩy các hệ vi sinh vật trong đất phát triển, khống chế mầm bệnh, tăng sức đề kháng tự nhiên, sự chống chịu của cây trồng với sâu bệnh và tác động của thời tiết. Tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất |
Chứa hàm lượng khoáng chất cao, phát huy được các thế mạnh của phân vô cơ và phân hữu cơ. |
Nhược điểm |
Hàm lượng dinh dưỡng thấp Chi phí vận chuyển cao Tiềm ẩn nguy cơ mang nhiều mầm bệnh Nếu sử dụng trực tiếp phân tươi hoặc không được ủ đúng quy trình, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. |
Giá thành sản xuất cao và hiệu quả chậm. |
Không tốt cho đất và hệ vi sinh vật nếu bón cho đất lâu ngày. |
----------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 3: Phân bón hữu cơ (P1), soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 3: Phân bón hữu cơ (P1)