Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 2: Phân bón vô cơ (P3)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 2: Phân bón vô cơ (P3). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1:  Urea được điều chế từ:

  1. Khí ammonia và khí carbon dioxide
  2. Khí ammonia và carbonic acid
  3. Khí carbon dioxide và ammonium hydroxide
  4. Carbonic acid và ammonium hydroxide

Câu 2. Ammophos là một loại phân phức hợp gồm:

  1. (NH2)2CO, NH4NO3 B. KCl, NH4Cl, Ca3(PO4)2
  2. NH4H2PO4, (NH4)2HPO4 D. Hỗn hợp N, P, K

Câu 3. Bón phân đạm cho cây lúa trong điều kiện thời tiết như nào là hợp lí?

  1. Mưa lũ. B. Trời râm mát. C. Mưa rào.            D. Nắng nóng.

Câu 4. Hình thức bón phân nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt được gọi là:

  1. Bón lót. B. Bón thúc. C. Bón vãi.             D. Bón theo hàng.

Câu 5. Cho các phản ứng sau:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 đặc → 3CaSO4 + 2H3PO4

Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 đặc → 2CaSO4+ Ca(HPO4)2

Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 đặc → 3Ca(H2PO4)2

Ca(OH)2 + 2H3PO4 → Ca(H2PO4)2+ 2H2O

Những phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế superphosphate kép từ Ca3(PO4)2 là:

  1. (2), (3) B. (1), (4) C. (2), (4)               D. (1), (3)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. A

2. C

3. B

4. B

5. D

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Phân bón đơn và phân bón hỗn hợp khác nhau như thế nào?

Bài 2. Cây trồng phát triển chậm và cho ít quả. Hãy dự đoán cây có thể đang thiếu chất dinh dưỡng nào? Từ đó em hãy đề xuất có thể bón loại phân nào để bổ sung chất dinh dưỡng mà cây đang thiếu trong trường hợp này.

Bài 3. Vì sao không nên bón đồng thời vôi và đạm ammonium (NH4NO3, NH4Cl)?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1. Khác nhau về thành phần nguyên tố dinh dưỡng:

  • Phân bón hỗn hợp thường chứa hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng chính.
  • Phân bón đơn chỉ chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng chính.

Bài 2. Dự đoán: cây thiếu đạm ⇒ có thể dùng phân đạm để bổ sung đạm cho cây

Bài 3.

Khi bón đồng thời vôi và đạm ammonium, có phản ứng giải phóng NH3, gây ra hiện tượng mất đạm.

NH4+ + OH- → NH3 + H2O

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 3: Phân bón hữu cơ

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 2: Phân bón vô cơ (P3)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 2: Phân bón vô cơ (P3), soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 2: Phân bón vô cơ (P3)

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay