Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT CĐ1 Bài 1: Giới thiệu phần mềm vẽ trang trí (P2)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ1 Bài 1: Giới thiệu phần mềm vẽ trang trí (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 2: Các đối tượng đồ họa cơ bản

  1. a) Mục tiêu:

- Cho HS phân tích một hình có sẵn, từ đó HS nhận ra các đối tượng gốc - là đối tượng cần vẽ trong hình.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, trả lời câu hỏi về các đối tượng đồ họa cơ bản, thực hiện các hoạt động.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học về các đối tượng đồ họa cơ bản, câu trả lời của HS cho các câu hỏi.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát, trả lời Hoạt động 2 (SGK -tr.6)

Hình 1.3 có bao nhiêu loại đối tượng cần vẽ? Là những loại nào?

- Sau khi kết thúc thảo luận, GV hướng dẫn HS các thao tác tạo mới, mở và lưu một tập tin; cách thêm một đối tượng đã được định nghĩa sẵn vào bản vẽ.

- Chú ý: GV nhắc HS sử dụng phim tắt cho các thao tác thường xuyên sẽ tiết kiệm thời gian hơn so với dùng chuột. Tổ hợp phím tắt được liệt kê bên cạnh các chức năng hoặc hiện lên khi di chuyển chuột qua biểu tượng tương ứng.

Ví dụ: Để tạo ra bản sao của một đối tượng ở ngay vị trí của đối tượng đó, ta chọn đối tượng rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+D (EditDuplicate). Đây là cách làm nhanh và rất thuận tiện khi vẽ hình.

- GV lưu ý HS một số phím tắt trong khi xử lí:

 

– Công cụ chọn Select: Để chọn các đối tượng, ta có thể giữ và kéo chuột qua vùng làm việc. Các đối tượng nằm hoàn toàn trong khung hình chữ nhật tạo bởi điểm đầu và điểm cuối của đường di chuột sẽ được chọn.

– Di chuyển: Giữ phím Ctrl dễ chỉ di chuyển theo phương ngang hoặc thẳng đứng.

– Co dãn: Giữ phím Ctrl đế giữ tỉ lệ như hình gốc.

- Quay.

+ Mũi tên cong thể hiện phép quay, mũi tên thẳng thể hiện phép kéo dãn theo chiều ngang hoặc thẳng đứng.

+ Vị trí dấu cộng là tâm quay, ta có thể kéo thả sang vị trí khác để thay đổi tàm phép quay mà ta muốn thực hiện.

+ Nhấn giữ phím Ctrl để cố định góc quay là bội của 15 độ.

– Tô màu: Chọn biểu tượng  để bỏ tô màu.

Tức là nếu bỏ tô màu nền thì đối tượng chỉ có viên bên ngoài, nếu bỏ tỏ màu nét thi đối tượng không có phần viên bên ngoài.

– Để bỏ qua thao tác mới thực hiện nhất ta chọn Edit Undo hoặc nhấn tổ hợp Ctrl+Z.

Ngược lại, nhấn Ctrl+Shift+Z

– Khuyến khích HS về nhà thử thực hiện tại tất cả vị trí có thể chọn, thay đổi để thấy rõ tác động của các phép biến đổi hình.

- HS suy nghĩ, trả lời Câu hỏi (SGK -tr.8)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Các đối tượng đồ họa cơ bản

Hoạt động 2

- Chỉ cần vẽ hình tam giác để làm thân và cành, cụm hình elip làm lá.

- Các chi tiết khác nhau chỉ cần thực hiện phép biến đổi hình, đổi màu.

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Cách tạo bản vẽ và thêm đối tượng cho hình vẽ

- Sản phẩm cuối cùng được tạo ra bằng cách thêm dần các đối tượng vào vùng làm việc.

- Các đối tượng có thể được thêm vào từ bản sao của các đối tượng đã vẽ hoặc tạo đối tượng mới.

- Các đối tượng đồ họa cơ bản: hình chữ nhật, hình elip, hình đa giác, hình sao, hình hộp, hình xoắn ốc, văn bản.

- Để thêm các đối tượng có sẵn, thực hiện:

(1) Chọn biểu tượng tương ứng trên hộp công cụ.

(2) Điều chỉnh tùy chọn trong thanh điều khiển thuộc tính (nếu cần).

(3) Xác định vị trí của đối tượng trong vùng làm việc, kéo thả chuột để vẽ (hoặc nháy chuột để chèn văn bản).

b) Một số thao tác cơ bản

- Chọn đối tượng: Công cụ Select

- Thay đổi thứ tự hiển thị đối tượng

Bảng chọn Layer hoặc các biểu tượng

- Di chuyển, thay đổi kích thước, quay.

+ Di chuyển

+ Thay đổi kích thước: Nháy chuột chọn hình đến khi mũi tên như hình 1.5a. Kéo thả chuột tại vị trí các mũi tên để thay đổi kích thước.

+ Quay: Nháy chuột chọn hình đến khi mũi tên như Hình 1.5b. Kéo thả chuột, chọn vào mũi tên thẳng để co dãn hình theo phương tương ứng. Kéo thả vào mũi tên cong  để quay hình.

- Biến đổi hình: sử dụng hộp thoại Transform.

+ Move: di chuyển.

+ Scale: phóng to/thu nhỏ

+ Rotate: quay.

+ Skew: kéo dãn

+ Matrix: định nghĩa phép biến đổi thông qua ma trận.

- Thiết lập các giá trị điều khiển và chọn Apply.

- Lật đối xứng: chọn biểu tượng Flip tương ứng

- Tô màu: Chọn trong hộp thoại Fill and Stroke.

Mỗi đối tượng gồm hai thành phần là Fill và Stroke.

Kết luận

Để tạo ra một hình vẽ, em thêm dần các đối tượng đồ họa vào hình vẽ, thực hiện chỉnh sửa đối tượng và thứ tự lớp của đối tượng cho phù hợp.

Câu hỏi (SGK -tr.8)

1. Sai. Còn phụ thuộc vào tâm quay trong phép quay.

2. Có hai cách:

– Cách 1: Tô màu nền đỏ và bỏ tô màu nét.

– Cách 2: Tô màu nền và màu nét cùng màu đỏ

Hoạt động 3: Thực hành

  1. a) Mục tiêu:

- HS biết cách vẽ hình định nghĩa sẵn, thực hiện được một số thao tác như chọn và biến đổi hình.

  1. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện các nhiệm vụ trên máy, HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ theo hướng dẫn.
  2. c) Sản phẩm: HS thực hiện được thao tác, vẽ được hình định nghĩa sẵn.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đưa ra các bước vẽ hình.

- GV hướng dẫn HS vẽ hình theo các bước.

-  Lưu ý.

+ Bước 1: Nên vẽ tam giác có một cạnh theo phương thẳng dứng sau đó thực hiện kéo theo phương thẳng dứng và co dân theo phương ngang.

+ Bước 4: Thứ tự vẽ ngược lại với thứ tự cần xuất hiện. Do vậy nên điều chỉnh lớp bắt đầu từ thân cây, tiếp theo là tam giác to nhất, cuối cùng là tam giác giữa. Khi đó tam giác nhỏ nhất (ngọn cây) sẽ ở trên cùng.

Thanh thiết lập chế độ bắt dính – Snap bar.

Để dễ dàng gần các hình tam giác/chữ nhật dính với nhau ở giữa, GV hướng dẫn HS sử dụng thanh Snap bar nằm ngoài cùng bên phải màn hình. Chế độ bắt dính đang tắt nếu biểu tượng trên đầu thanh không có viền . Để bật/tắt các chế độ bắt dính, ta chỉ cần nháy chuột vào biểu tượng tương ứng  và

- GV cho HS quan sát, tìm hiểu Nhiệm vụ 2.

- GV làm mẫu và giải thích chi tiết các bước làm HS theo dõi và làm theo hướng dẫn.

- Lưu ý:

Vì vạch số đồng hồ sẽ nhỏ hơn nhiều so với hình đồng hồ tổng thể nói chung nên cần phóng to hình (giữ phím Ctrl và cuộn chuột) để nhìn rõ các vị trí tâm quay khi thực hiện quay.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trình bày sản phẩm của mình.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, tổng kết và nêu những lưu ý quan trọng khi vẽ hình.

3. Thực hành

3.1. Nhiệm vụ 1: Vẽ cụm cây thông như hình 1.7

Các bước vẽ (SGK -tr.9)

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Nhiệm vụ 2: Vẽ đồng hồ và lưu với tên “Dong_ho.svg” Hình 1.9

Các bước thực hiện (SGK -tr.9_10)

 

------------------------------Còn tiếp----------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT CĐ1 Bài 1: Giới thiệu phần mềm vẽ trang trí (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Kết nối CĐ1 Bài 1: Giới thiệu phần mềm vẽ, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng kết nối CĐ1 Bài 1: Giới thiệu phần mềm vẽ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay