Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ1 Bài 2: Làm việc với đối tượng hình khối (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 2: Thực hành
- HS vẽ được một hình phức tạp hơn bằng cách phân tích ra thành các đối tượng đơn giản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đưa ra các bước vẽ hình. - GV hướng dẫn HS vẽ hình theo các bước. GV gợi ý HS có thể sử dụng thêm hình xoắn ốc với các góc mở khác nhau để làm cho cành cây lớn và dày đặc hơn. Tuỳ vào khả năng sáng tạo, HS có thể sắp xếp để thu được nhiều hình cành cây phức tạp khác. Các cành cây này có thể dễ dàng sử dụng trong các đoạn trang trí báo tường hay thêm vào bưu thiếp... Thay đồi tông màu cũng làm cho hình về trở nên đa dạng và phong phú hơn. - GV cho HS quan sát, tìm hiểu Nhiệm vụ 2. - GV yêu cầu HS đọc trước các bước ở nhà để có thể dễ dàng thao tác trên lớp. - Với phần tạo lan can, GV hướng dẫn chi tiết kèm làm mẫu để HS dễ dàng nắm được các bước cần thực hiện. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày sản phẩm của mình. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, tổng kết và nêu những lưu ý quan trọng khi vẽ hình. |
2. Thực hành 2.1. Nhiệm vụ 1: Vẽ cành cây trang trí Hình 2.7 bằng công cụ hình xoắn ốc. Các bước vẽ (SGK -tr.13)
2.2. Nhiệm vụ 2: Vẽ mô hình tháp cổ ở Hình 2.9 Các bước thực hiện (SGK -tr.14) |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS hoạt động thực hiện Bài Luyện tập 1, 2 (SGK -tr.15).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Kết quả:
Luyện tập 1
Sự khác nhau là: Với hình chữ nhật tròn góc, tuy các góc tròn như phần cạnh vẫn thẳng. (chỉ thành elip hoàn toàn khi dịch điểm điều khiển tối đa - đến vị trí trung điểm các cạnh) còn đa giác có 4 đỉnh cong - cạnh cũng cong.
Luyện tập 2
Để vẽ các tầng trên sử dụng hộp thoại Transform:
- Chọn tất cả các thành phần đã vẽ rồi nháy nút phải chuột và chọn Group. Ví dụ, cả
nhóm đối tượng có kích thước 40x19 mm.
- Chọn tất cả đối tượng rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+D để tạo thêm một bản sao.
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+M, chọn trang Scale và nhập vào tì lệ 85 ở cả hai ô Width và Height rồi chọn Apply để thu nhỏ hình mỗi chiều 85%.
- Khi đó đổi tượng mới cao hơn so với đáy của đối tượng ban đầu: 19x0.15x0.5= 1.425 mm. Ta chọn thẻ Move trong hộp thoại Transform và nhập vào -17.575 vào ô Vertical (-17.575 = 1.425 - 19, là khoảng cách cần dịch lên theo phương thẳng đứng để đáy của đối tượng mới trùng lên đình của đối tượng cũ), nháy chuột vào ô Relative Move rồi nháy Apply.
Kết quả sẽ thu được một tầng phía trên có kích thước bằng 0.85 kích thước tầng phía dưới. Thực hiện tương tự để có các tầng phía trên. Lưu ý thay đổi giá trị trong ô Width, Height và Vertical cho phù hợp.
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành bài tập Vận dụng (SGK -tr.15).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Bài tập: đại diện HS trình bày kết quả, các HS khác theo dõi, đưa ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.
Gợi ý đáp án:
Vận dụng
Hình vẽ sử dụng lại hình đồng hồ đã vẽ trong Bài 1. Với phần tháp đồng hồ, được vẽ hoàn toàn từ các hình khối cơ bản (hình chữ nhật và hình tam giác).
Lưu ý:
- HS cần phân tích thứ tự vẽ từ dưới lên trên để không phải điều chỉnh thứ tự lớp nhiều.
Cụ thể, phần thân tháp vẽ trước, mặt đồng hồ vẽ sau.
- Để khoảng cách giữa các sọc trên tháp đều nhau, HS nên sử dụng hộp thoại biến đối Transformation.
- Hình mái trên của Tháp đồng hồ nên sử dụng hình đa giác ba góc để vẽ, điều chỉnh góc lõm vào phía trong để hình đẹp hơn.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Kết nối CĐ1 Bài 2: Làm việc với đối tượng, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng kết nối CĐ1 Bài 2: Làm việc với đối tượng