Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT CĐ1 Bài 4: Chỉnh sửa, ghép nối, kết nối các đối tượng đồ họa (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ1 Bài 4: Chỉnh sửa, ghép nối, kết nối các đối tượng đồ họa (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4. CHỈNH SỬA, GHÉP NỐI, KẾT NỐI CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Hiểu được ý nghĩa của các phép ghép các đối tượng đồ hoạ (vectơ).
  • Biết cách thêm đối tượng ảnh bitmap vào bản vẽ và thực hiện một số thao tác cơ bản trên đổi tượng bitmap.
  • Biết các phép dóng hàng cơ bản.
  • Áp dụng được các phép ghép đối tượng đồ hoạ đề vẽ các đối tượng phức tạp một cách dễ dàng hơn.
  • Sử dụng ảnh bitmap trong bản vẽ.
  • Sử dụng được các phép dóng hàng để sắp xếp các đối tượng đã vẽ.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Hình thành, phát triển được năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Tỉ mỉ, sáng tạo.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • Ảnh bitmap sử dụng trong bài.
  • Các tệp tin bài thực hành hoàn chỉnh.
  • Bảng, phấn.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), hình bông hoa và cành cây trong Bài 3.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.

- Nêu ra các vấn đề về việc có thể cắt bớt các phần từ tác phẩm hiện tại. Dẫn dắt HS vào các phép ghép nối trong Inkscape.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi: Theo em, có điểm gì khác nhau đối với vật liệu được dùng trong hoạt động vẽ tranh và điêu khắc?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Dự kiến câu trả lời:

Khi vẽ, ta thường chỉ vẽ thêm lên bức tranh đã vẽ (chỉ có vẽ bằng bút chì là tẩy được). Còn với loại hình điêu khắc, vật liệu được cắt bớt đi.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Đối với vẽ trong Inkscape, ta vừa có thể vẽ thêm vào bản vẽ, vừa có thể cắt bớt các phần từ đối tượng đã vẽ. Ngoài ra còn có thể thực hiện các thao tác khác trên các khối hình, các thao tác này gọi chung là các phép ghép hình. Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu cách chỉnh sửa, ghép nối, kết nối các đối tượng đồ họa”.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Các phép ghép nối

  1. a) Mục tiêu:

- Hướng sự chú ý của HS vào các đặc điểm trên đối tượng muốn vẽ.

- Phân tích sự tiện lợi khi dùng các phép ghép nối trong khi vẽ để giúp việc vẽ các đổi tượng phức tạp dễ dàng hơn so với việc sử dụng hoàn toàn công cụ Pen.

  1. b) Nội dung:

HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi về phần mềm, thực hiện các hoạt động ở mục 1.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học về đối tượng đường, câu trả lời của HS cho các câu hỏi.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát hình ảnh:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi Hoạt động 1 (SGK -tr.22)

Quan sát chiếc lá hình 4.1 và cho biết có gì đặc biệt. Em có thể dùng công cụ gì để vẽ hình chiếc lá này?

- GV nhận xét câu trả lời của HS, kết luận: Tuy chiếc lá có thể vẽ bằng công cụ Pen, nhưng để vẽ sao cho cả hai bên giống hệt nhau không đơn giản. Cách vẽ đơn giản hơn là ta vẽ một nửa chiếc lá và lấy đối xứng sau đó nhóm lại.

- GV nhắc lại về các phép nối đã học lớp 10 và giới thiệu các phép ghép nối và giới thiệu hai phép tổng hợp và phép tách sau đó làm ví dụ minh họa trên một số hình khối.

- GV nhắc HS:

+ Kết quả của các phép toán phụ thuộc vào thứ tự lớp của các đổi tượng trong phép toán, do vậy HS cần chú ý thứ tự của các đổi tượng khi thực hiện.

+ Phép hiệu, chia và cắt chỉ dùng trên hai đổi tượng.

- GV phân biệt rõ cho HS sự khác nhau giữa Union (các đối tượng thành phần được gộp lại thành một đối tượng, không thể tách lại thành các đối tượng rời nhau như ban đầu)mvà Group (tạo thành một nhóm đối tượng, nhưng các đổi tượng thành phần vẫn rời nhau, ta hoàn toàn có thể tách ra như cũ).

- GV có thể lấy một vài ví dụ để HS thấy việc sử dụng các phép ghép một cách phù hợp giúp vẽ nhanh hơn. Ví dụ, đề vẽ chiếc lá ở phần khởi động, ta có thể vẽ nửa chiếc lá, nhân bản (Duplicate) rồi lật theo phương thẳng đứng và hợp (Union) với nửa ban đầu để được chiếc lá hoàn chỉnh.

- GV sử dụng hình cành cây đã vẽ trong bài tập trước và thực hiện lệnh Union. Chỉ cho HS thấy sự khác nhau về các đối tượng cũng như số điểm neo trong hai kết quả sau khi Union và Group các thành phần của cành cây.

- HS thảo luận trả lời Câu hỏi (SGK -tr.23)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Các phép ghép nối

Hoạt động 1:

Phần phiến lá có hình đối xứng qua trục thẳng đứng. Chiếc lá có thể được vẽ bằng công cụ Pen.

 

Giới thiệu các phép ghép nối:

Ngoài các phép: hợp, hiệu, giao, hiệu đối xứng, chia, cắt,.. ta còn có các phép ghép nối sau:

- Phép tổng hợp (Combine/ Ctrl + K): Giữ lại tất cả các đối tượng được chọn và tổng thành một đối tượng duy nhất.

- Phép tách (Break Apart/ Shift + Ctrl + K): Nếu một đối đượng đường chứa cấc phần không giao nhau thì mỗi phần được tách thành một đối tượng riêng.

Kết luận

- Ta có thể sử dụng các phép ghép nối để tạo ra các hình phức tạp từ các đối tượng đơn giản.

Câu hỏi (SGK -tr.23)

Ta sử dụng lệnh nhóm (Group) để thực hiện. Nếu sử dụng phép hợp hay phép tổng hợp, ta thu được một đối tượng, cả đổi tượng được tô một màu. Trong khi nụ hoa có hai màu tương ứng với phần đài hoa và phần cánh hoa. Do vậy, không thể sử dụng hai phép toán này được.

 

Hoạt động 2: Làm việc với anh bitmap

  1. a) Mục tiêu:

- Giới thiệu việc đưa ảnh bitmap vào hình vẽ.

  1. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện các nhiệm vụ trên máy, HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ theo hướng dẫn.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức mới, câu trả lời của HS với Hoạt động 2.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi Hoạt động 2 (SGK -tr.23)

Em có một bức ảnh chụp bông hoa (Hình 4.4). Em muốn vẽ lại hình tương tự như bông hoa trong ảnh và tạo ra thêm bản sao với các màu sắc khác nhau. Em có biết cần làm như thế nào không?

- HS nêu ý kiến, GV kết luận: Nếu không thể tự vẽ từ đầu, ta có thể chụp ảnh bông hoa và sử dụng trong bản vẽ. Cả bông hoa có thể được sử dụng như một đối tượng hoặc sử dụng làm khuôn mẫu để vẽ và tô màu.

- GV giới thiệu và thực hiện minh hoạ cách chèn một tệp ảnh bitmap vào Inkscape và các thao tác thường dùng như Trace Bitmap hoặc vẽ theo hình mẫu trong ảnh bitmap.

GVnhắc HS:

- Để tiện cho việc Trace Bitmap, nếu ảnh không rõ, HS nên xử lí tăng độ tương phản trước khi chèn vào Inkscape.

- Khi Trace Bitmap, các đối tượng liền nhau sẽ được xác định là một đổi tượng nên nếu muốn tạo ra đối tượng rời để có thể sử dụng trong hình vẽ khác chúng ta nên sử dụng công cụ Pen để vẽ theo nét của hình đó. Ví dụ, con chim trong hình minh hoạ trong sách nên được vẽ riêng đề sử dụng lại trong các bức ảnh khác nhau. GV làm mẫu việc vẽ theo hình con chim bằng công cụ Pen.

- Sau khi Trace Bitmap thường có nhiều điểm neo không cần thiết được tạo ra, HS nên thực hiện Break Apart đề tách các phần rời nhau rồi sử dụng công cụ xoá điểm neo để xoá bớt đi những điểm neo không cần thiết giúp xử lí hình ảnh nhanh hơn.

GV thực hiện minh hoạ: lấy một hình cành cây rõ nét và sử dụng công cụ Trace Bitmap. Sau đó bỏ đi các điểm neo không thuộc cành cây và chỉnh lại để chỉ giữ lại cành cây.

- HS thảo luận trả lời Câu hỏi (SGK -tr.23)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Làm việc với anh bitmap

Hoạt động 2:

Nhờ người khác vẽ.

Vẽ và chỉnh dần cho đến khi thu được kết quả như mong đợi.

Tìm hình trên mạng.

 

 

Thiết lập màu sắc cho đối tượng:

Hình 3.4 hiển thị trang Fill để điều chỉnh màu tô, các kiểu tô thường dùng nhất là không tô, tô bằng một màu, và tô bằng màu chuyển sắc.

Để điều chỉnh một mẫu tô màu chuyền sắc, em nháy chuột vào biểu tượng Edit gradient trong hộp thoại Fill and Stroke hoặc Create and edit gradientstrong hộp công cụ. Khi đoạn thẳng điều khiển hiện ra, em có thẻ thay đổi vị trí của các điểm điều khiển hoặc đặt lại màu sắc và độ mờ (Opacity) cho các điểm này. Đề thêm điểm điều khiển, em nháy đúp chuột lên đoạn thẳng điều khiển. Để xoá điểm điều khiển, em chọn điểm muốn xoá và nhắn phím Delete.

Ví dụ: Hình 3.5 thể hiện một tô màu chuyển sắc với ba điểm điều khiển có màu đỏ - lục – lam, độ mờ tại ba điểm điều khiển đều là 100.

Kết luận

Màu sắc của đối tượng được điều khiển bởi ba thành phần độc lập là màu tô, màu vẽ và kiểu vẽ.

Câu hỏi (SGK -tr.23)

Để thu được hình cuối từ hình ban đầu, ta cần thực hiện qua các bước:

- Vẽ hình con chim bằng công cụ Pen theo hình mẫu trong tệp tin bitmap.

- Tô màu da cam cho hình vừa vẽ.

- Vẽ thêm hình tròn bằng công cụ elip vào vị trí phù hợp.

- Tô màu cam cho hình tròn.

-----------------------------Còn tiếp----------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT CĐ1 Bài 4: Chỉnh sửa, ghép nối, kết nối các đối tượng đồ họa (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Kết nối CĐ1 Bài 4: Chỉnh sửa, ghép nối, kết, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng kết nối CĐ1 Bài 4: Chỉnh sửa, ghép nối, kết

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay