Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ1 Bài 4: Chỉnh sửa, ghép nối, kết nối các đối tượng đồ họa (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 3: Căn chỉnh và dóng hàng các đối tượng
- Biết các phép dóng hàng cơ bản.
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV vẽ hình chữ nhật và hình ngôi sao rồi nêu câu hỏi. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi Hoạt động 3 (SGK -tr.24) Khi vẽ hình Quốc kì Việt Nam, em cần vẽ ngôi sao ở chính giữa lá cờ. Em đã làm thế nào để đặt ngôi sao vào đúng vị trí? - HS nêu ý kiến, GV kết luận: Ta hoàn toàn có thể di chuyển và để ngôi sao ở vị trí hợp lí một cách tương đối. Tuy nhiên, ta có thể làm chính xác ở vị trí trung tâm mà không cần phải tự di chuyển ngôi sao bằng cách dùng hộp thoại Align and Distribute. - GV lưu ý: Nhóm lệnh căn chỉnh và dóng hàng đặc biệt thuận tiện khi cần sắp xếp nhiều phần tử. Ví dụ, cần vẽ các chỉ tiết trang trí cách đều, thay vì phải tự điều chỉnh các đối tượng, ta chỉ cần vẽ các đổi tượng cần thiết và chọn các lệnh Align and Distribute phù hợp. Khi đã có hình mẫu, HS cần phân tích, xác định các thành phần cần vẽ, sau đó xác định các bước thực hiện để có được hình như mong muốn. - GV nhắc HS vẽ nhiều hình với các kích thước và hình dạng khác nhau. Sau đó lần lượt thử các lệnh có trong hộp thoại để biết các cách sắp xếp. - HS thảo luận trả lời Câu hỏi (SGK -tr.23) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
3. Căn chỉnh và dóng hàng các đối tượng Hoạt động 3: Kéo tới khi thấy hợp thì dừng
Căn chỉnh và dóng hàng các đối tượng: - Để sắp xếp các đối tượng theo mong muốn: chọn tắt cả các đói tượng cản căn chỉnh sau đó chọn lệnh Object - Align and Distribute hoặc nhắn tổ hợp phím Ctrl + Shift + A, sau đó thực hiện chọn kiểu căn chỉnh và dóng hàng cần thiết. Nhóm lệnh Align dùng đẻ căn chỉnh vị trí của một đối tượng hay một nhóm đối tượng. Vị trí của các đói tượng được chọn có thẻ được căn chỉnh dựa trên biên hoặc tâm. Nhóm lệnh Distribute dùng để dóng hàng các đối tượng dựa trên khoảng cách giữa các đồi tượng chọn. Các đối tượng sau khi dóng hàng sẽ có khoảng cách đều nhau (có thẻ tính từ tâm hoặc từ biên). Lưu ý là cần ít nhát ba đối tượng đề có thẻ thầy tác động của nhóm lệnh này. Kết luận Các đối tượng được căn chỉnh và dóng hàng bằng hộp thoại Align and Distribute Câu hỏi (SGK -tr.24) Bước 1: Vẽ 50 hình chữ nhật và hai tam giác. Bước 2: Chọn tất cả các hình đã vẽ và thực hiện căn thẳng (align) theo phương ngang, sau đó căn đều (distribute) theo phương ngang. Chi tiết: Bước 1: Vẽ một hình chữ nhật làm thanh lan can. Bước 2: Tạo ra các bản sao - đủ 50 hình (có thể thực hiện tạo bản sao rồi gộp lại và sao tiếp). Bước 3: Vẽ hình tạm giác bên trái. Bước 4: Nhân bản (Duplicate) và lật theo phương thẳng đứng để được hình tam giác bên phải. Bước 5: Di chuyển hai hình tam giác ra ngoài cùng bên trái và ngoài cùng bên phải làm mốc cho lan can, Bước 6: Chọn tắt cả các hình và chọn căn thẳng và căn đều theo phương ngang. |
Hoạt động 4: Thực hành
- HS sử dụng được các phép ghép nối để hỗ trợ vẽ các hình phức tạp.
- HS thêm được ảnh bitmap vào trang làm việc và sử dụng để tạo đối tượng mới hoặc sử
dụng trong ảnh kết quả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đưa ra các bước vẽ hình. - GV hướng dẫn HS vẽ hình theo các bước. Nhiệm vụ 1 Sau khi vẽ một nhuy trong bước 4, HS cần nhóm (Group) hoặc hợp (Union) nhuy trước khi thực hiện tiếp. GV có thể gợi ý cho HS làm kiểu cánh hoặc kiểu nhụy khác đề ra nhiều mẫu hoa khác. Nhiệm vụ 2 Với các đối tượng ảnh bitmap được thêm vào bản vẽ, cả ảnh luôn được coi là một đối tượng, ta không thể thực hiện các phép ghép nối trên các đổi tượng này. HS thực hiện vẽ lại hình con chim, có thể không hoàn toàn chính xác, chỉ cần có dáng vẻ phù hợp với khung cảnh là được. - GV giao nhiệm vụ và làm mẫu từng bước trong quy trình. - HS theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ trên máy. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày sản phẩm của mình. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, tổng kết và nêu những lưu ý quan trọng khi vẽ hình. |
4. Thực hành 4.1. Nhiệm vụ 1: Mở tệp Canh_hoa.svg đã lưu ở Nhiệm vụ 1 Bài. Vẽ thêm và tô màu để được một bông hoa như ở hình 4.7. Các bước vẽ (SGK -tr.25)
4.2. Nhiệm vụ 2: Sử dụng các hình ảnh bitmap và hình vẽ (Hình 4.9a, 4.9b, 4.9c) để hoàn thiện hình ảnh (Hình 4.9d) Các bước thực hiện (SGK -tr.25)
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS hoạt động thực hiện Bài Luyện tập 1, 2 (SGK -tr.26).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Kết quả:
Luyện tập 1.
Vẽ hình khinh khí cầu:
Với phần bóng bay phía trên của khinh khí cầu ta thực hiện như sau:
- Vẽ một mảnh phía ngoài cùng và tô màu đỏ.
- Sau đó lần lượt tạo ra bản sao, chọn màu tô phù hợp và co lại theo phương ngang để thu được các mảnh nhỏ hơn.
- Khi hoàn thiện một nửa, ta chọn tất cả các hình đã vẽ và nhấn tổ hợp Ctrl+D, lật hình vừa tạo theo phương ngang () và nhóm tất cả thành một đối tượng.
- Phần thanh nối được vẽ bằng công cụ Pen, kiểu vẽ
- Phần giỏ dưới cùng được vẽ bằng công cụ hình chữ nhật, sau đó cắt bớt bằng phép ghép với một hình chữ nhật phía trên.
Luyện tập 2. Vẽ hình chồi cây:
Để vẽ lá, ta có thể vẽ trực tiếp bằng công cụ Pen và ghép vào nhau hoặc chỉnh sửa và sử
dụng các phép ghép từng phần từ hình elip gốc như sau:
Sau đó, vẽ thêm phần thân chổi bằng công cụ Pen rồi ghép với các phần lá đã vẽ.
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành bài tập Vận dụng (SGK -tr.26).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Bài tập: đại diện HS trình bày kết quả, các HS khác theo dõi, đưa ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.
Gợi ý đáp án:
Vận dụng
Hai hình Khuê Văn Các và Chùa Một Cột đều được vẽ chủ yếu bởi các hình chữ nhật.
Phần cong trên mái của các hình ngoài việc vẽ trực tiếp bằng công cụ Pen hoặc có thể được cắt từ hình tròn như bên dưới, sau đó ghép thêm với một hình chữ nhật để tạo thành phần mái hoàn chỉnh.
HS nên chú ý sử dụng lệnh Duplicate và co dân hình đề được các thành phần như trong hình.
Với các thành phần như lan can: Ta nên vẽ một thanh rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+C và phím Ctrl+V để tạo ra các bản sao. Sau đó chọn tất cả các bản sao và dùng lệnh dóng hàng: Aign bottom edges và Distribute left edges equidistantly.
Các đối tượng thẳng hàng theo tâm dùng lệnh dóng hàng Center on vertical axis.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Kết nối CĐ1 Bài 4: Chỉnh sửa, ghép nối, kết, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng kết nối CĐ1 Bài 4: Chỉnh sửa, ghép nối, kết