Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ2 Bài 9: Tạo các nguồn dữ liệu khác nhau cho phim hoạt hình. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Học xong bài này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu vấn đề:
“Sau những ngày hăng say, miệt mài làm phim hoạt hình với phần mềm Toontastic, các bạn Quang và Nhật có thêm một số ý tưởng để nâng cấp sản phẩm, làm cho bộ phim chuyên nghiệp hơn. Quang muốn thiết kế trang giới thiệu phim đẹp và nhiều thông tin hơn, bổ sung vào đoạn phim các ảnh trích xuất từ camera, có phụ đề, để phân tích, tìm hiểu manh mối về sự mất tích bí ẩn của chuột Mori. Nhật muốn thêm vào đoạn sau của phim một bộ sưu tập những bức ảnh hậu kì, để chia sẻ với người xem những khoảnh khắc thú vị khi thực hiện bộ phim”.
- GV đặt câu hỏi: Các ý tưởng mà Quang muốn bổ sung vào bộ phim của Quang có hợp lí không? Có giúp cho bộ phim thú vị hơn không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý:
+ Có, việc nâng cấp bộ phim theo ý tưởng của Quang và Nhật giúp bộ phim để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả, đồng thời cũng làm bộ phim trở nên chuyên nghiệp hơn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Vậy làm thế nào để nâng cấp một bộ phim hoạt hình? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc mắc này – Bài 9: Tạo các nguồn dữ liệu khác nhau cho phim hoạt hình”.
Hoạt động 1: Tạo các nguồn dữ liệu khác nhau cho phim hoạt hình
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.1. - GV nêu câu hỏi: Từ Hình 9.1, em hãy cho biết, để thực hiện các phân cảnh này, ngoài Toontastic, Quang có thể sử dụng các phần mềm đã học nào khác? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời Câu hỏi (SGK -tr.45): Em hãy suy nghĩ và mô tả ý tưởng sử dụng các phần mềm đã học để tạo ra các nguồn dữ liệu khác nhau, giúp phim hoạt hình của em hấp dẫn và chuyên nghiệp hơn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu được giao. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
1. Tạo các nguồn dữ liệu khác nhau cho phim hoạt hình - Trong Hình 9.1, Quang đã sử dụng phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint để thiết kế trang giới thiệu, sử dụng Internet để tìm kiếm các hình ảnh hành lang, thư viện và khuôn viên ngoài trường học, và sau đó, tất cả được ghép với nhau, tạo các hiệu ứng ảnh, hiệu ứng chuyển cảnh,… bằng phần mềm làm phim VideoPad. Cũng bằng phần mềm VideoPad, Quang đã tạo được phụ đề cho một số cảnh phim, chẳng hạn các dòng chú thích màu đỏ trên từng hình ảnh camera như Hình 9.1b, 9.1c, 9.1d. Kết luận: Có thể tạo các nguồn dữ liệu khác nhau cho các phim hoạt hình bằng cách sử dụng các phần mềm ứng dụng đã học. Câu hỏi (SGK -tr.45) - Có thể tạo trang giới thiệu bằng phần mềm Microsoft PowerPoint, sau đó sử dụng Internet để tìm kiếm các hình ảnh phù hợp. Dùng phần mềm chỉnh sửa ảnh để thu được bức ảnh mong muốn. Cuối cùng, tạo phù đề cho bộ phim bằng phần mềm VideoPad. |
Hoạt động 2: Thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 45 - 46, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu: + Em hãy nêu các bước thiết kế trang giới thiệu đầu phim. + Em hãy nêu các bước tạo bộ sưu tập ảnh có phụ đề. - GV yêu cầu các HS thực hành theo từng bước được hướng dẫn trong SGK. - GV lưu ý HS về bản quyền cùng như chất lượng các ảnh để có một bộ sưu tập tốt. - GV yêu cầu HS đọc kĩ và tham khảo cách chỉnh sửa ảnh được hướng dẫn trong sách để có ý tưởng cho các ảnh của mình. - GV yêu cầu HS khám phá thêm các công cụ khác để chỉnh sửa ảnh được như mong muốn. - GV nhắc nhở HS cần phải hoàn thiện bộ sưu tập ảnh trước khi tạo phụ đề cho đoạn phim đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV quan sát, giải đáp thắc mắc cho HS trong quá trình thực hành. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV mời đại diện 2 – 3 HS thực hành minh họa. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đưa ra đáp án, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
2. Thực hành Nhiệm vụ 1: Thiết kế trang giới thiệu đầu phim Bước 1: Khởi động phần mềm Microsoft PowerPoint hoặc phần mềm xử lí ảnh mà em thành thạo. Bước 2: Thiết kế trang giới thiệu đầu phim, gồm các thông tin chính sau: tên phim, tên tác giả/nhóm tác giả, thời gian thực hiện, một hoặc vài ảnh minh họa phim. - Có thể tham khảo các mẫu áp phích, mẫu trang giới thiệu phim trên mạng Internet hoặc báo, tạp chí. - Sử dụng các công cụ của phần mềm để chỉnh sửa ảnh minh họa phù hợp, đẹp mắt. Bước 3: Xuất bản trang giới thiệu vừa tạo dưới dạng tệp ảnh, lưu vào máy tính. Sau đây gọi là “Ảnh mở đầu”. Nhiệm vụ 2: Tạo bộ sưu tập ảnh có phụ đề Bước 1: Lên ý tưởng. Lên ý tưởng cho một bộ sưu tập ảnh sẽ được đưa vào bộ phim của em. Bước 2: Chuẩn bị các ảnh tư liệu Tìm kiếm trên Internet hoặc chụp ảnh phù hợp với ý tưởng. Lưu ý về bản quyền nếu ảnh được tải từ Internet. Bước 3: Tạo bộ sưu tập ảnh có phụ đề bằng phần mềm VideoPad. Ví dụ: Để có ảnh cho phân cảnh trích xuất từ camera hành lang vào ban đêm, Quang đã sử dụng công cụ tạo hiệu ứng ảnh của phần mềm VideoPad để chuyển ảnh tìm được trên Internet từ nhiều màu sắc sang tông màu trắng – đen như sau: - Khám phá các hiệu ứng khác trong hộp thoại Effects để sử dụng, giúp bộ sưu tập ảnh của em phù hợp với phân cảnh phim. - Công cụ Crop trên dải lệnh Effects để cắt xén, loại bỏ những chi tiết không cần thiết trên ảnh cũng như các lệnh chỉnh sửa ảnh khác, giúp bộ sưu tập ảnh thêm hoàn thiện. - Sử dụng công cụ tạo phụ đề đã học để tạo chú thích cho bộ sưu tập ảnh. - Chọn nhạc nền phù hợp cho bộ sưu tập ảnh. Bước 4: Xuất bản bộ sưu tập ảnh dưới dạng tệp .mp4. Sử dụng công cụ đã học, xuất bản bộ sưu tập ảnh dưới dạng tệp .mp4, lưu trên máy tính. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Kết nối CĐ2 Bài 9: Tạo các nguồn dữ liệu, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng kết nối CĐ2 Bài 9: Tạo các nguồn dữ liệu