Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ3 Bài 11: Thao tác với các lớp ảnh. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Học xong bài này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HS ôn tập lại cấu tạo của một tệp ảnh, khái niệm lớp ảnh, mặt nạ lớp, phân biệt ảnh tĩnh và ảnh động.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát hình.
- GV đặt câu hỏi: Hình ảnh trên có gì đặc biệt?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý: Dòng nước trong hình chuyển động ⇒ Đây là ảnh động.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Trong phần mềm GIMP, các em đã được làm quen với xử lí ảnh ở mức độ đơn giản. Các em cũng biết cách tạo ra ảnh động đơn giản từ một bức ảnh tĩnh bằng cách tạo hiệu ứng Animation. Trong chuyên đề này, chúng ta sẽ làm quen với việc tạo ảnh động từ nhiều bức ảnh tĩnh. Để làm được ảnh động hấp dẫn, chúng ta cần biết một số kiến thức về lớp ảnh và mặt nạ lớp ảnh. Tại sao lại như vậy? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu câu trả lời trong bài học hôm nay – Bài 11: Thao tác với các lớp ảnh”.
Hoạt động 1: Lớp ảnh
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin trong Hình 11.1. - GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong Hình 11.1, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi Hoạt động 1 (SGK - tr.49): Em hãy cho biết hộp thoại nào là của ảnh động. Thông số nào cho em biết điều đó? - GV nhắc lại cho HS khái niệm về lớp ảnh, cách mở một tệp ảnh dưới dạng lớp, các đặc trưng của một lớp ảnh và thao tác quản lí lớp ảnh. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời Câu hỏi (SGK -tr.50): 1. Để thay đổi thứ tự hiển thị của các lớp ảnh em làm như thế nào? 2. Thao tác thêm và xóa một lớp được thực hiện như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu được giao. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
1. Lớp ảnh Hoạt động 1: Hình 11.1b là ảnh động. Nhận biết ảnh động dựa trên sự khác biệt về thời gian hiển thị của mỗi lớp ảnh trong hai ảnh. - Lớp ảnh như những tờ giấy độc lập, có thể được xếp chồng lên nhau để tạo nên các hiệu ứng ảnh thú vị. - Để mở tệp ảnh động dưới dạng lớp: File → Open as Layers. Trên hộp thoại Layers, ta có thể quản lí các lớp: sắp xếp lại thứ tự các lớp, thêm lớp, xóa lớp, sao chép lớp,.... - Các đặc trưng của lớp ảnh: Mọi lớp ảnh đều xuất hiện trong hộp thoại Layers dưới dạng hình thu nhỏ. Khi một hình ảnh có nhiều lớp ảnh thành phần, chúng sẽ xuất hiện dưới dạng danh sách. Lớp trên cùng trong danh sách là lớp đầu tiên hiển thị và lớp thấp nhất là lớp cuối cùng làm nền ảnh. Phía trên danh sách lớp, ta có thể tìm thấy các đặc trưng liên quan đến từng lớp: chế độ lớp (Mode), độ trong suốt (Opacity). - Thao tác quản lí các lớp ảnh: thêm một hoặc một nhóm lớp mới, thay đổi thứ tự của các lớp, sao chép các lớp ảnh đã có, hợp nhất các lớp ảnh với nhau, tạo ra mặt nạ lớp mới, bật hoặc tắt khả năng hiển thị của một lớp, xóa nội dung của một lớp. Câu hỏi (SGK -tr.50) 1. Tại cửa sổ hộp thoại lớp (Layers), nháy chọn lớp cần thay đổi thứ tự, sau đó nháy chọn biểu tượng mũi tên lên xuống để thay đổi thứ tự hiển thị cho lớp. 2. – Để thêm một lớp mới, tại cửa sổ hộp thoại lớp, chọn biểu tượng thêm mới, chỉ đường dẫn đến tệp ảnh cần thêm vào. - Để xóa một lớp ảnh, nháy chọn lớp ảnh cần xóa, sau đó chọn biểu tượng xóa lớp (dấu “×”). |
Hoạt động 2: Mặt nạ của lớp (Layer mask)
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK trang 50-51, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Mặt nạ lớp được tạo cho vùng nào? Mỗi lớp mặt nạ ảnh hưởng đến vùng nào trong ảnh? + Các thuộc tính của mặt nạ cho lớp được thiết lập khi nào? + Vai trò của các khu vực màu đen, trắng của mặt nạ. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời Câu hỏi (SGK -tr.51): 1. Mặt nạ của lớp có tác dụng gì? 2. Có thể dùng mặt nạ của lớp ảnh trên để thay đổi hiển thị cho lớp ảnh dưới được không? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu được giao. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
2. Mặt nạ của lớp - Có thể tạo mặt nạ lớp cho toàn bộ lớp ảnh hoặc cho một vùng ảnh được chọn. Mỗi lớp mặt nạ chỉ ảnh hưởng đến lớp ảnh/ vùng ảnh mà nó được gắn vào. - Các thuộc tính của mặt nạ cho lớp được thiết lập tại thời điểm sử dụng lệnh tạo mặt nạ cho lớp (Add Layer Mask). - Sau khi được tạo ra, các khu vực màu đen của mặt nạ sẽ che giấu phần lớp ảnh, khu vực màu trắng của mặt nạ sẽ cho phép hiển thị phần lớp ảnh mà mặt nạ gắn vào. Câu hỏi (SGK -tr.51) 1. – Mặt nạ của lớp được sử dụng trong thao tác kết hợp các phần khác nhau của các lớp ảnh để tạo ra hình ảnh hoàn chỉnh cuối cùng. - Tác dụng chính của mặt nạ lớp là giúp ẩn đi một số phần của lớp trên để có thể nhìn thấy lớp dưới dựa trên việc kiểm soát có chọn lọc khả năng hiển thị của các khu vực khác nhau của mỗi lớp ảnh. - Các khu vực màu đen của mặt nạ sẽ che giấu khu vực tương ứng trên lớp ảnh ban đầu, khu vực màu trắng của mặt nạ sẽ cho phép hiển thị khu vực tương ứng của lớp ảnh ban đầu. 2. Không, vì mỗi lớp mặt nạ chỉ ảnh hưởng đến lớp ảnh nó được gắn vào. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Kết nối CĐ3 Bài 11: Thao tác với các lớp, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng kết nối CĐ3 Bài 11: Thao tác với các lớp