Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ2 Bài 6: Làm quen với phần mềm làm phim hoạt hình. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Học xong bài này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Dẫn dắt HS vào bài.
- Gợi mở mong muốn tự sản xuất được phim hoạt hình cũng như gợi ý một vài nội dung phim.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt câu hỏi: Hãy nghĩ về một bộ phim hoạt hình em đã từng xem. Bộ phim ấy có khiến em mỉm cười, hay khiến em nhớ lại một kỉ niệm đẹp đẽ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý:
+ Bộ phim hoạt hình em đã từng xem: Tom & Jerry.
+ Bộ phim hoạt hình này có nhiều tình tiết gây cười, khiến người xem cảm thấy thoải mái.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Có bao giờ em nghĩ rằng, một ngày rất gần, em có thể tự tay sản xuất một bộ phim hoạt hình của riêng mình, gửi đến bạn bè, người thân một thông điệp, một niềm vui nào đó hay chia sẻ với họ ước mơ của em, hoặc đơn giản, chỉ là giúp em thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Để biến ước mơ đó thành sự thật, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 6: Làm quen với phần mềm làm phim hoạt hình”.
Hoạt động 1: Khám phá phần mềm làm phim hoạt hình
- HS nắm được quy trình cơ bản về sản xuất phim hoạt hình và nhận biết ban đầu về vai trò của phần mềm hỗ trợ làm phim hoạt hình.
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin trong Hình 6.1. - GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong Hình 6.1, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi Hoạt động (SGK - tr.30): 1. Quy trình sản xuất một bộ phim hoạt hình gồm những bước nào? 2. Phần mềm hỗ trợ làm phim hoạt hình được sử dụng ở giai đoạn nào trong quy trình đó? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để nêu một số tính năng cơ bản của phần mềm Toontastic. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời Câu hỏi (SGK -tr.33): Phương án nào sau đây không phải là các yếu tố cần thiết để thực hiện một bộ phim hoạt hình đơn giản bằng phần mềm như Toontastic? A. Ý tưởng B. Câu chuyện C. Kịch bản D. Diễn viên E. Lời thoại F. Phim trường G. Nội dung các phân cảnh H. Phần mềm làm phim - GV lưu ý: “Diễn viên” ở phương án D là người đóng phim, khác với nhân vật hoạt hình có sẵn trong phần mềm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu được giao. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
1. Khám phá phần mềm làm phim hoạt hình Hoạt động: 1. Các bước chính của quy trình sản xuất một bộ phim hoạt hình gồm: Chuẩn bị, Sản xuất và Phát hành. Trong đó, mỗi bước lại có các công việc nhỏ hơn như Hình 6.1 trong SGK. 2. Các phần mềm ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, hầu như ở bất kì công việc nào cũng có phần mềm hỗ trợ. Trong quy trình sản xuất phim hoạt hình, các phần mềm làm phim hoạt hình tập trung hỗ trợ khâu sản xuất phim. Một số tính năng cơ bản của phần mềm Toontastic: a) Cung cấp sẵn các mẫu câu chuyện - Câu chuyện ngắn (Short Story): gồm 3 phần, phần mở đầu, phần giữa và phần kết thúc. - Câu chuyển cổ điển (Classic Story): gồm 5 phần: phần một bắt đầu bằng một tình huống; phần hai xuất hiện mâu thuẫn hoặc xung đột; phần ba xuất hiện thách thức; phần bốn phát triển kịch tính của mâu thuẫn, xung đột; phần năm đưa ra giải pháp. - Câu chuyện khoa học (Science Report): gồm 5 phần: phần một bắt đầu bằng câu hỏi nghiên cứu; phần hai hình thành giả thuyết; phần ba tiến hành thử nghiệm; các kết quả được đưa ra ở phần bốn; phần năm có kết luận từ các nhà nghiên cứu. b) Hỗ trợ xây dựng câu chuyện - Phông nền: gồm các mẫu phông nền có sẵn hoặc do người dùng tự vẽ. - Nhân vật hoạt hình: gồm các mẫu nhân vật phù hợp với các mẫu phông nền, hoặc do người dùng tự vẽ hoặc chụp hình người thật, gắn vào nhân vật có sẵn. Các nhân vật có khả năng thực hiện các động tác như máy môi để nói, giơ tay, bước chân, nhảy múa và nhiều động tác phong phú khác. - Ghi hình, ghi âm lời thoại: Sau khi chọn được phông nền và nhân vật ở mỗi phân cảnh, phần mềm cho phép ghi hình, ghi âm lời thoại cùng với các hành động của nhân vật do người dùng điều khiển. - Hiệu ứng nhạc nền: Để các phân cảnh phim sinh động, phần mềm cung cấp sẵn một số nhạc nền như các vũ điệu vui vẻ, sôi động, các đoạn âm thanh li kì, kịch tính, hồi hộp,… c) Lưu phim, xuất bản và phát hành phim - Có thể lưu đoạn phim sau khi hoàn thành vào thư viện phim của phần mềm Toontastic hoặc xuất bản đoạn phim dưới định dạng .mp4 để xem bằng các phần mềm xem phim thông dụng hoặc chia sẻ trên mạng xã hội. Câu hỏi (SGK -tr.33) Đáp án: D, F. |
Hoạt động 2: Thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 33, thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu: + Em hãy nêu các bước cần thực hiện để cài đặt phần mềm Toontastic trên máy tính. + Hãy khái quát các bước tạo đoạn phim hoạt hình có nhân vật, hành động và lời thoại. - GV yêu cầu các HS thực hành theo từng bước được hướng dẫn trong SGK. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV quan sát, giải đáp thắc mắc cho HS trong quá trình thực hành. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đưa ra đáp án, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
2. Thực hành - Các bước cần thực hiện để cài đặt phần mềm Toontastic trên máy tính: Bước 1: Tải và lưu vào máy tính tệp Cài đặt Bluestack và tệp APK Toontastic từ trang web của NXBGDVN https://hanhtrangso.nxbgd.vn/ Bước 2: Chạy tệp Cài đặt Bluestack. Bước 3: Chạy tệp APK Toontastic. - Các bước tạo đoạn phim hoạt hình có nhân vật, hành động và lời thoại: Bước 1: Khởi động phần mềm Toontastic. Bước 2: Chọn mẫu câu chuyện. Bước 3: Chọn mẫu phông nền và nhân vật. Bước 4: Bố trí nhân vật trong phân cảnh. Bước 5: Chuẩn bị để quay phim. Bước 6: Quay phim. Bước 7: Lồng nhạc nền cho đoạn phim. Bước 8: Kết thúc làm phim. Bước 9: Xem phim. Bước 10: Lưu phim vào thư viện của phần mềm.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Kết nối CĐ2 Bài 6: Làm quen với phần mềm, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng kết nối CĐ2 Bài 6: Làm quen với phần mềm