Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ3 Bài 12: Tạo ảnh động. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Học xong bài này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt câu hỏi: Ở chuyên đề trước, em đã biết cách để làm ra một đoạn phim hoạt hình. Em có biết bản chất của phim là gì không? Vì sao tệp phim lại có dung lượng lớn hơn nhiều so với tệp ảnh?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý: Phim hoạt hình bản chất là một hình thức sử dụng ảo ảnh quang học về sự chuyển động do nhiều hình ảnh tĩnh được chiếu tiếp diễn liên tục. Tệp phim được tạo dựng từ rất nhiều tệp ảnh kết hợp với các hiệu ứng phản cảnh, ghép nhạc, lồng tiếng nên sẽ có dung lượng lớn hơn nhiều so với tệp ảnh.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 12: Tạo ảnh động”.
Hoạt động 1: Mô hình ảnh động
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát ảnh động. - GV yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi Hoạt động 1 (SGK - tr.54): Em thường nhìn thấy các hình ảnh trên các trang web mà hình ảnh thay đổi liên tục. Làm cách nào để tạo ra loại ảnh đó? - GV nhắc lại cho HS các thao tác căn chỉnh kích thước của ảnh, quản lí thứ tự xuất hiện của các lớp ảnh, tạo ra các hiệu ứng đơn giản cho từng lớp ảnh. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời Câu hỏi (SGK -tr.55): Có thể tạo ảnh động từ các ảnh mà nội dung không liên quan gì đến nhau hay không? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu được giao. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
1. Mô hình ảnh động Hoạt động 1: Ảnh có khả năng thể hiện liên tiếp nhiều khung hình (mỗi khung hình là một ảnh), mỗi khung hình xuất hiện trong một thời gian ngắn → Bản chất: một chuỗi các ảnh có cùng kích thước, mỗi ảnh được xác định một khoảng thời gian hiển thị cụ thể và liên tục. - Để tạo ra một tệp ảnh động, cần thực hiện đúng thứ tự các bước: + Đưa ảnh nguyên liệu. + Căn chỉnh kích thước của từng lớp ảnh. + Sắp xếp thứ tự hiển thị của các lớp. + Tạo thêm các hiệu ứng cho các lớp ảnh. + Xác định thời gian hiển thị cho từng lớp (hoặc có thể chọn thời gian hiển thị mặc định như nhau cho tất cả các lớp). + Xuất ảnh theo định dạng tệp ảnh động. - Lựa chọn tham số số lượng khung hình hiển thị trên mỗi giây thường được chọn lớn hơn 24 hình/giây để tạo ra các ảnh động mượt. Định dạng GIF cho ảnh động là định dạng thường hay gặp trên trang web do các tệp GIF có dung lượng nhỏ nên thuận tiện cho việc tải tệp ảnh. Tuy nhiên, ảnh GIF chỉ phù hợp để biểu diễn những hình ít màu sắc (không quá 256 màu) do sử dụng bảng màu riêng. Câu hỏi (SGK -tr.55): Có thể chỉ cần đảm bảo thực hiện đúng thứ tự các bước tạo tệp ảnh động. |
Hoạt động 2: Tạo ảnh động từ các ảnh tĩnh
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát hình 12.1. - GV yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi Hoạt động 2 (SGK - tr.55): Theo em cần sắp xếp thứ tự như thế nào để tạo một ảnh động theo quy trình hợp lí? - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.55, thảo luận trả lời câu hỏi: + Nguyên liệu tạo ra các tệp ảnh động là gì? + Có thể dùng cách nào để tạo ra một ảnh động? + Làm thế nào để thêm hiệu ứng chuyển dịch cho các lớp ảnh nguyên liệu? + Làm thế nào để thiết lập tốc độ cho tệp ảnh động? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời Câu hỏi (SGK -tr.57): Làm thế nào để thay đổi thứ tự xuất hiện các lớp ảnh trong ảnh động? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu được giao. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
2. Tạo ảnh động từ các ảnh tĩnh Hoạt động 2: Chuẩn bị → nhảy ném → bóng vào rổ → chiến thắng. - Nguyên liệu tạo ra các tệp ảnh động là các lớp ảnh tĩnh có cùng kích thước. Mỗi một lớp ảnh tĩnh hoạt động như một khung hoạt hình trong ảnh động. - Có thể tạo một ảnh động bằng cách sử dụng nhiều hình ảnh tĩnh khác nhau hoặc nhân bản 1 lớp ảnh tĩnh. - Thay đổi thứ tự hiển thị hoặc thêm các hiệu ứng chuyển dịch cho các lớp ảnh nguyên liệu sử dụng công cụ Filter → Animation để tạo ra các tệp ảnh động mong muốn. - Có thể thiết lập tốc độ cho tệp ảnh động bằng cách thiết lập thời gian trễ ban đầu giữa các khung hình. Với thao tác thiết lập này, thời gian trễ giữa các khung hình chưa được xác định sẽ được đặt như nhau với các lớp ảnh nguyên liệu. Sau khi tệp ảnh động được tạo ra, có thể thay đổi thời gian xuất hiện của từng khung hình trong tệp theo mong muốn. Câu hỏi (SGK -tr.57): Thứ tự xuất hiện các lớp ảnh động được thay đổi tại cửa sổ hộp thoại lớp: chọn lớp cần thay đổi thứ tự, chọn biểu tượng mũi tên lên xuống để thay đổi vị trí của lớp.
|
Hoạt động 3: Thực hành
a) Mục tiêu: HS thực hiện được số thao tác tạo một tệp ảnh động từ các tệp ảnh
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Kết nối CĐ3 Bài 12: Tạo ảnh động, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng kết nối CĐ3 Bài 12: Tạo ảnh động