Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ3 Bài 14. Tạo hiệu ứng cho ảnh động. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Học xong bài này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt câu hỏi: Khi tìm hiểu phần mềm Microsoft PowerPoint em đã biết có thể hiển thị các slide của tệp trình chiếu với nhiều hiệu ứng hiển thị khác nhau. Theo em các hiệu ứng đó có thể đem lại những lợi ích gì? Có nên tạo các hiệu ứng kiểu như vậy cho ảnh động hay không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý: Các hiệu ứng đó nhằm thay đổi cách thức xuất hiện của các slide hoặc các đối tượng trên từng slide để tạo các điểm nhấn cho các nội dung trọng tâm. Đối với các tệp ảnh động, sử dụng các hiệu ứng hiển thị để làm tăng độ sinh động cho các tệp, có thể làm cho các tệp chuyển động giữa các lớp ảnh liên tiếp nhau trở nên mềm mại hơn hoặc có thể thêm vào các ảnh động các hiệu ứng như mưa, tuyết rơi,... để tạo nên các tệp ảnh động độc đáo.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 14: Tạo hiệu ứng cho ảnh động”.
Hoạt động 1: Tạo hiệu ứng có sẵn
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi Hoạt động 1 (SGK - tr.64): Để làm cho vùng nước trong một bức ảnh tĩnh chuyển động, em làm như thế nào? - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu các hiệu ứng đơn giản cho ảnh động. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời Câu hỏi (SGK -tr.65): Trong các hiệu ứng sau, hiệu ứng nào áp dụng cho hai khung hình? A. Blend B. Burn-In C. Ripping D. Spinning Globe Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu được giao. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
1. Tạo hiệu ứng có sẵn Hoạt động 1: Sử dụng Animation (tương tự như tạo ảnh động từ ảnh tĩnh). - GIMP tích hợp một số hiệu ứng đơn giản sẵn có cho tệp ảnh động sử dụng công cụ Filter → Animation như: + Hiệu ứng chuyển động mờ dần giữa các lớp ảnh – Blend; + Hiệu ứng cuốn ảnh – Burn; + Hiệu ứng gợn sóng – Rippling; + Hiệu ứng quả cầu tự xoay – Spinning Globe; + Hiệu ứng gợn sóng vòng tròn – Wave. - Các hiệu ứng sẵn có trong GIMP chỉ áp dụng cho lớp ảnh đang được chọn, các lớp còn lại chỉ tương ứng một khung hình như trong ảnh động thường. Câu hỏi (SGK -tr.65): B. |
Hoạt động 2: Tạo thêm hiệu ứng cho ảnh động
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi Hoạt động 2 (SGK - tr.65): Để tạo ra các hiệu ứng khác nhau như lửa cháy, pháo bông, tuyết rơi,… cho ảnh động, em làm như thế nào? - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.65, thảo luận trả lời câu hỏi: Ngoài các hiệu ứng có sẵn trong GIMP, em hãy nêu các cách để tạo thêm hiệu ứng cho ảnh động. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời Câu hỏi (SGK -tr.66): Để tạo ra hiệu ứng chuyển động trong mờ dần cho ảnh động, em sử dụng công cụ nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu được giao. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
2. Tạo thêm hiệu ứng cho ảnh động Hoạt động 2: Ta có thể sử dụng các công cụ khác trong Filters của GIMP. - Ngoài các hiệu ứng có sẵn trong GIMP, ta hoàn toàn có thể tạo thêm các hiệu ứng mong muốn cho tệp ảnh động: + Hiệu ứng được tạo ra sử dụng các bộ lọc như Blur, Noise, Decor,... + Kết hợp với các công cụ vẽ, mặt nạ lớp để tạo ra hiệu ứng như mong muốn và có thể giảm số lượng các khung hình trong tệp ảnh động. Câu hỏi (SGK -tr.66): Filters → Blend.
|
Tải giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Kết nối CĐ3 Bài 14. Tạo hiệu ứng cho ảnh, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng kết nối CĐ3 Bài 14. Tạo hiệu ứng cho ảnh