Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ2 Bài 7: Thiết kế nhân vật hoạt hình. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Học xong bài này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Dẫn dắt HS vào bài.
- Gợi ý một ý tưởng phim.
- Giúp HS nhận thấy một tình huống phim cần phải thiết kế một nhân vật mới, chứ không sử dụng được nhân vật có sẵn của phần mềm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.1.
- GV nêu vấn đề:
“ Nhóm bạn Quang và Nhật tạo một đoạn phim hoạt hình với câu chuyện như sau: Một ngày nọ, nhóm học sinh phát hiện ra chú chuột Mori trong phòng thí nghiệm đột nhiên biến mất. Thầy giáo và các bạn cùng họp bàn để tìm hiểu nguyên nhân, phát hiện các manh mối, mong tìm lại được chú chuột Mori một cách nhanh nhất”.
- GV đặt câu hỏi: Đây là hình ảnh của chú chuột Mori mà các bạn đang tìm kiếm: . Em có thấy nhân vật này xuất hiện trong danh sách các nhân vật có sẵn của phần mềm Toontastic không? Trong đoạn kết của câu chuyện trên, các bạn đã tìm được Mori. Vậy làm thế nào để Mori xuất hiện trên phim, ra mắt chào khán giả?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý:
+ Nhân vật chú chuột Mori không có trong danh sách các nhân vật có sẵn của phần mềm Toontastic.
+ Để Mori xuất hiện trên phim, ra mắt chào khán giả, các bạn HS phải tự thiết kế nhân vật này.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Vậy làm thế nào để thiết kế nhân vật chú chuột Mori? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc mắc này – Bài 7: Thiết kế nhân vật hoạt hình”.
Hoạt động 1: Thiết kế nhân vật hoạt hình
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.2 và Hình 7.3. - GV nêu câu hỏi: Có bao nhiêu cách để tạo ra nhân vật mới? Đó là những cách nào? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời Câu hỏi (SGK -tr.37): Phát biểu nào sau đây không đúng về tính năng thiết kế nhân vật của phần mềm Toontastic? A. Cho phép người dùng tạo ra nhân vật mới theo ý thích. B. Nhân vật do người dùng tạo ra sẽ được lưu vào danh sách nhân vật của phần mềm để sử dụng như các nhân vật đã có sẵn. C. Nhân vật tạo ra trong câu chuyện nào thì chỉ được sử dụng trong câu chuyện ấy. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu được giao. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
1. Thiết kế nhân vật hoạt hình Có hai cách để tạo ra nhân vật mới: a) Chỉnh sửa nhân vật có sẵn - Từ nhân vật có sẵn, chỉnh sửa màu sắc, trang phục, màu da, màu tóc,… để tạo nhân vật mới. b) Thiết kế nhân vật mới - Dùng các công cụ vẽ của phần mềm để tạo mới hoàn toàn nhân vật dạng 2D, sau đó chuyển nhân vật sang dạng 3D. Câu hỏi (SGK -tr.37) Đáp án: C. |
Hoạt động 2: Thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 37 - 38, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu: + Em hãy nêu các bước cần thực hiện để thiết kế nhân vật hoạt hình. - GV yêu cầu các HS thực hành theo từng bước được hướng dẫn trong SGK. - Lưu ý: + Ở bước 3, GV yêu cầu HS tập chuyển các bối cảnh khác nhau trong một mẫu phông nền để khám phá hết các mẫu phông nền sẵn có của phần mềm, giúp HS trong việc hình thành ý tưởng hoặc tìm kiếm ý tưởng trên mạng Internet trong thiết kế nhân vật. + Ở bước 4, HS thực hành chỉnh sửa nhân vật sẵn có. + Ở bước 5, HS thực hành tạo nhân vật mới. GV khuyến khích HS chia sẻ ý tưởng hoặc tìm kiếm ý tưởng trên mạng Internet trong thiết kế nhân vật. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV quan sát, giải đáp thắc mắc cho HS trong quá trình thực hành. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV mời đại diện 2 – 3 HS thực hành minh họa. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đưa ra đáp án, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
2. Thực hành - Các bước cần thực hiện để thiết kế nhân vật hoạt hình: Bước 1: Khởi động phần mềm Toontastic. Bước 2: Chọn mẫu câu chuyện ngắn. Chọn một trong ba lựa chọn cảnh: mở đầu, giữa, kết thúc. Bước 3: Chọn mẫu phông nền. Di chuyển chuột trên màn hình theo 4 hướng trái, phải, lên, xuống để chọn khu vực trong mẫu phông nền đã chọn. Dừng màn hình ở khu vực mong muốn làm nền cho bối cảnh. Bước 4: Chọn nhân vật và chỉnh sửa nhân vật có sẵn: 1. Tại màn hình chọn nhân vật, nháy chọn nhân vật cần chỉnh sửa. Khi nhân vật được đưa lên giữa màn hình, tiếp tục nháy chọn biểu tượng cây bút ở phía dưới nhân vật để chuyển sang giao diện chỉnh sửa nhân vật. 2. Nháy chọn màu, rồi nháy chọn phần cần đổi màu trên nhân vật (trang phục, tóc hoặc da). 3. Sau khi chỉnh sửa xong màu sắc cho nhân vật, nháy ở góc trên bên phải màn hình để chuyển sang bước tiếp theo là đặt tên cho nhân vật vừa mới tạo. 4. Đặt tên cho nhân vật, sau đó nháy chuột vào nút ở góc trên bên phải màn hình để kết thúc. Sau bước này, nhân vật vừa tạo sẽ xuất hiện trong danh sách các nhân vật có sẵn. Bước 5: Tạo nhân vật mới (các bước thực hiện như Hình 7.6). |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS hoạt động thực hiện Bài Luyện tập (SGK -tr.39).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát và chú ý lắng nghe, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày.
- Các HS khác chú ý quan sát, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Gợi ý:
Bài tập 1:
HS có thể tạo thêm nhân vật bằng hai cách: chỉnh sửa nhân vật có sẵn hoặc thiết kế nhân vật mới.
Bài tập 2:
Đáp án: 1 – c; 2 – b; 3 – a.
Bài tập 3:
HS khám phá các hành động mà nhân vật có thể thực hiện như nói (mấp máy môi), bước đi, dừng lại, nhảy múa, giơ tay,….
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Kết nối CĐ2 Bài 7: Thiết kế nhân vật hoạt, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng kết nối CĐ2 Bài 7: Thiết kế nhân vật hoạt