Ôn tập kiến thức Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Ôn tập kiến thức Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan.

+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 

+ Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép, trừ trường hợp cá nhân đó vi phạm pháp luật bị bắt quả tang. 

+ Tự tiện bắt người và giam giữ người không theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Hành vi đó tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lí hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Các trường hợp được phép bắt người gồm: 

+ bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

+ bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã

+ bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. 

- Trong các trường hợp này việc bắt, giam giữ người phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

2. QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của con người, của công dân được ghi nhận tại Điều 19, 20 Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan.

+ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của con người được pháp luật bảo hộ. 

+ Mọi người có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm. 

+ Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác như hành vi đánh người gây thương tích, làm chết người, đe doạ giết người. 

- Xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và danh dự của người đó.

- Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi đánh người, tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình gây thương tích, xâm phạm tới tính mạng, làm tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

- Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ

3. HẬU QUẢ CỦA HÀNH VI VI PHẠM QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ, ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM CỦA CÔNG DÂN

- Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân là hành vi trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân được pháp luật bảo hộ; làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tác động xấu đến dư luận xã hội.

- Hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân vừa gây ra hậu quả cho người bị vi phạm, vừa gây ra hậu quả cho xã hội và người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi của mình. 

- Đối với người bị vi phạm: Có thể bị tước đoạt quyền sống, bị thiệt hại, ảnh hưởng về sức khoẻ, thiệt hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của mình.

- Đối với người có hành vi vi phạm: 

+ Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của mình. 

+ Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA HS TRONG THỰC HIỆN QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ, ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM CỦA CÔNG DÂN

- Học sinh cần:

+ Học tập, tìm hiểu các nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân; 

+ Phân biệt được hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm. 

+ Tôn trọng thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác và của chính bản thân mình. 

+ Mỗi người phải biết tự bảo vệ quyền của mình, tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật.

+ Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân bằng những hành vi, việc làm cụ thể, phù hợp; 

+ nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng thực hiện

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, Kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 Cánh diều mới

GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com