[toc:ul]
- Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
- Góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú về số lượng và đảm bảo chất lượng, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
- Khái niệm văn hóa tiêu dùng:
Là nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, biểu hiện qua hành vi tiêu dùng.
- Vai trò của văn hóa tiêu dùng:
+ Đối với lĩnh vực văn hóa – xã hội: góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.
+ Đối với lĩnh vực kinh tế: tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm; về giá cả, về phân phối; hỗ trợ thương mại.
- Khái niệm: Là những giá trị xã hội tốt đẹp trong tiêu dùng, được tích lũy theo thời gian, hình thành nên nhân thức và niềm tin, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, xã hội gắn với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Một số đặc điểm cơ bản:
+ Tính kế thừa: kế thừa những truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
+ Tính giá trị: hướng tới giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.
+ Tính thời đại: Thói quen, hình thức, cách thức thành toán đa dạng, phù hợp.
+ Tính hợp lí: Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân và trách nhiệm với cộng đồng.
Mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội cần phải đẩy mạnh tuyên truyền các nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu dùng truyền thống, tốt đẹp của đất nước; học tập văn hóa tiêu dùng văn minh và tích cực quảng bá văn hóa tiêu dùng của Việt Nam đến các nước trên thế giới.