1. Quan sát các tấm ảnh dưới đây. Nói 1-2 câu về người trong các tấm ảnh
Hình 1: Ngô Bảo Châu là một trong những nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam. Ông là người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng toán học danh giá.
Hình 2: Cậu bé Cha-li ở thủ đô Lôn Đôn nước Anh đã đạp xe để quyên tiền cứu trợ nạn nhân động đất. Hành động của cậu được nhiều người khâm phục
Hình 3: Cô tấm là một nhân vật cổ tích được các bạn nhỏ rất thích. Bởi cô là một người hiền lành, nhân hậu.
2. Thi xếp nhanh các thẻ từ sau vào 2 nhóm:
a. Các từ thể hiện phẩm chất, vẻ đẹp của tâm hồn.
b. Các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.
a. Các từ thể hiện phẩm chất, vẻ đẹp của tâm hồn là: đôn hậu, thông minh, nết na, khảng khái, chân thực, trung hậu, tài trí, tốt bụng, dịu hiền.
b. Các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp: tuyệt vời, mê hồn, khôn tả, tuyệt diệu, tuyệt trần, vô cùng, khôn tả.
3. Mỗi em đặt một câu với một từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp
Ví dụ:
Tuyệt vời -> Ngồi nhà mới xây của gia đình em đẹp tuyệt vời
Mê hồn -> Tòa lâu đài của công chúa búp bê đẹp mê hồn
Vô cùng -> Chiếc váy đỏ lan hôm sinh nhật đẹp vô cùng
4. Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
a. Đọc lại bài Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam (Hướng dẫn học Tiếng Việt 4, tập 2A, trang 50).
b. Tìm các đoạn trong bài Cây gạo.
c. Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì. Ghi nhận xét của em vào phiếu.
- Nội dung chính của đoạn 1:..........
- Nội dung chính của đoạn 2:.........
- Nội dung chính của đoạn 3:.........
Các đoạn và nội dung của mỗi đoạn trong bài Cây gạo là:
=> Nội dung: Thời kì cây gạo ra hoa.
=> Nội dung: Mùa hoa gạo đã hết.
=> Nội dung: Thời kì cây gạo ra quả.
1. Xác định đoạn và nội dung chính của mỗi đoạn trong bài văn:
“Cây trám đen" (trang 61 sgk)
Gợi ý:
Bài văn có ....... đoạn
Ghi tóm tắt nội dung mỗi đoạn
=> Trả lời:
Đoạn | Nội dung |
Đoạn 1: Từ đầu đến một gang | Tả thân, cành và lá cây trám đen |
Đoạn 2: Từ trám đen đến không chạm hạt. | Giới thiệu hai loại: trám đen tẻ và trám đen nếp. |
Đoạn 3: Từ cùi trám đen đến xôi hay cốm. | Lợi ích của quả. |
Đoạn 4: Đoạn còn lại | Tình cảm của tác giả với cây trám đen. |
2. Viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết
Ví dụ:
Lợi ích của cây dừa
Lợi ích của dừa rất lớn. Thân dừa to và chắc dùng làm cột hoặc cầu bắt ngang kênh rạch. Lá dừa dùng gói bánh. Xơ dừa, vỏ dừa làm chất đốt. Gáo dừa làm ra dầu dừa. Cơm dừa và nước rất bổ và mát.
Lợi ích của cây bàng
Hầu hết sân trường nào cũng có trồng bàng. Cây bàng đem lại bóng mát cho chúng em vui chơi, tô điểm cho cảnh sắc sân trường một màu xanh dịu dàng, mát mẻ. Lá bàng thon tròn như chiếc quạt, lau sạch đi dùng để gói xôi. Trên các tán cây, chim chóc bay về đây làm tổ, nhảy nhót trên từng tầng lá bàng xòe rộng là một cảnh hữu tình, xoa dịu mọi nỗi vất vả của thầy cô, của học trò và đem lại không khí trong lành, môi trường xanh, sạch đẹp cho trường em.
Lợi ích của cây hoa hồng
Hoa hồng lại đặc biệt chiếm vị trí cao trong ngành trang trí. Nét kiều diễm, lộng lẫy của hoa hồng đem lại cho cảnh trí xung quanh một nét sang trọng, tinh tế, lịch sự. Trong sân nhà, chậu hoa hồng khoe sắc thắm và tỏa hương làm mọi thành viên trong gia đình đều vui thích, khỏe khoắn hơn sau một ngày làm việc mệt nhọc. Hoa hồng còn là một vị thuốc nam, tinh dầu hoa hồng còn là loại mĩ phẩm được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng.
4. Đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp với mỗi tục ngữ sau
Tục ngữ/ nghĩa | Hình thức Hình thức thường thông nhất với nội dung | Phẩm chất Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài |
M: 1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. | + | |
2. Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. | ||
3. Cái nết đánh chết cái đẹp. | ||
4. Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon. |
=> Trả lời:
Tục ngữ/ nghĩa | Hình thức Hình thức thường thông nhất với nội dung | Phẩm chất Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài |
M: 1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. | + | |
2. Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. | + | |
3. Cái nết đánh chết cái đẹp. | + | |
4. Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon. | + |