Giải tiếng việt 4 VNEN bài 24A: Sức sáng tạo kì diệu

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 4 VNEN bài: Sức sáng tạo kì diệu. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 4.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát những bức tranh sau và cho biết mỗi bức tranh nói về điều gì?

Giải tiếng việt 4 VNEN bài 24A: Sức sáng tạo kì diệu

=> Trả lời:

Các bức tranh trên đều vẽ về nội dung an toàn giao thông.Cụ thể là:

  • Tranh 1: Đèn đỏ, các phương tiện dừng lại, nhường đường cho người đi bộ.

  • Tranh 2: Các bạn học sinh không được đi xe đạp dàn hàng ngang trên đường

  • Tranh 3: Các bạn nhỏ không chơi trên đường ray tàu hỏa.

  • Tranh 4: Không đi dàn hàng giữa phố và phải đi đúng nơi quy định cho người đi bộ

2. Nghe thây cô (hoặc bạn) đọc bài

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A

Giải tiếng việt 4 VNEN bài 24A: Sức sáng tạo kì diệu

=> Trả lời:

Giải tiếng việt 4 VNEN bài 24A: Sức sáng tạo kì diệu

4. Cùng luyện đọc

5. Trao đổi, hoàn thành các bài tập sau:

(1) Đánh dấu ✔ vào ô trống thích hợp: đúng hay sai?

=> Trả lời:

(2) Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?

a. Chỉ để trang trí cho đẹp, tô điểm phòng tranh

b. Chỉ để gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc

c. Vừa gây ấn tượng, vừa giúp người đọc nắm nhanh thồng tin nhờ tóm tắt bằng những số liệu và từ ngữ nổi bật

=> Trả lời:

(2) Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng:

Đáp án đúng là: c. Vừa gây ấn tượng, vừa giúp người đọc nắm nhanh thồng tin nhờ tóm tắt bằng những số liệu và từ ngữ nổi bật

6. Tìm hiểu câu kể Ai là gì?

(1) Đọc ba câu kể Ai là gì? dưới đây:

Bạn này là Diệu Chi. Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. Diệu Chi là một họa sĩ nhỏ.

(2) Ba câu trên dùng để làm gì?

a. Giới thiệu hoặc nêu nhận định về người, về vật.

b. Miêu tả đặc điểm, tính chất, trạng thái của người hoặc vật.

c. Miêu tả hoạt động của người hoặc của con vật.

(3) Trong ba câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, bộ phận nào trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?

CâuAi (cái gì, con gì)?Là gì (là ai, là con gì)?
Bạn này là Diệu ChiBạn nàylà Diệu Chi
Diệu Chi là học sinh cũ của Trường tiểu học Thành Công  
Diệu Chi là một họa sĩ nhỏ 

=> Trả lời:

(2) Ba câu trên dùng để:

Đáp án: a. Giới thiệu hoặc nêu nhận định về người, về vật.

(3) Trong ba câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, bộ phận nào trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?

CâuAi (cái gì, con gì)?Là gì (là ai, là con gì)?
Bạn này là Diệu ChiBạn nàylà Diệu Chi
Diệu Chi là học sinh cũ của Trường tiểu học Thành CôngDiệu Chilà học sinh cũ của Trường tiểu học Thành Công
Diệu Chi là một họa sĩ nhỏDiệu Chilà một họa sĩ nhỏ

B. Hoạt động thực hành

1. Tìm câu kế Ai là gì? trong các câu dưới đây và nêu tác dụng của nó. Viết kết quá bài làm vào vở hoặc Phiếu học tập

(a, b, c trang 65)

Câu kể Ai là gì?Tác dụng
M. a) Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm ...... chế tạo.Giới thiệu về thứ máy mới.

=> Trả lời:

Câu kể Ai là gì?Tác dụng
M: a. Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm ...... chế tạo.Giới thiệu về thứ máy mới.

b. Lá là lịch của cây.

Cây là lịch đất.

Trăng lăn của bầu trời.

Mười ngón tay là lịch.

Lịch lại là trang sách.

Nhận định về các mùa trong năm.

Nhận định về vụ mùa (năm).

Nhận định về ngày và đêm.

Nhận định về các tháng trong năm.

Nhận định về năm học.

c. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.Giới thiệu loại trái đặc biệt và nhận định về giá trị của nó.

4. Điền truyện hay chuyện vào chỗ trống? Viết vào vở hoặc bảng nhóm.

Kể (1).... , phải trung thành với (2)......., phải kể đúng tình tiết của câu (3)..... , các nhân vật có trong (4).... . Đừng biến giờ kể (5)... thành giờ đọc ..... (6).

=> Trả lời:

Kể (1) chuyện , phải trung thành với (2) truyện, phải kể đúng tình tiết của câu (3) chuyện , các nhân vật có trong (4) truyện . Đừng biến giờ kể (5) chuyện thành giờ đọc truyện (6).

5. Thi giải câu đố: Em đoán xem đây là những chữ gì, viết chữ đó vào vở.

Để nguyên - loại quả thơm ngon

Thém hỏi - co lại chỉ còn bé thôi.

Thêm nặng - mới thật lạ đời

Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem.

Là gì?: 1 .... 2 .... 3 ....


Bình thường dùng gọi chân tay

Muốn có bút vẽ: thêm ngay dấu huyền

Thêm hỏi — làm bạn với kim

Có dấu nặng, đúng người trên mình rồi.

Là gì? 1 ... 2 ... 3 ... 4 ....

=> Trả lời:

Để nguyên - loại quả thơm ngon

Thém hỏi - co lại chỉ còn bé thôi.

Thêm nặng - mới thật lạ đời

Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem.

 => 1: nho; 2: nhỏ, 3: nhọ.

Bình thường dùng gọi chân tay

Muốn có bút vẽ: thêm ngay dấu huyền

Thêm hỏi — làm bạn với kim

Có dấu nặng, đúng người trên mình rồi.

=> 1: chi; 2: chì; 3: chỉ; 4: chị

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 4 tập 2 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com