Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết những đồ vật đó chứa kim loại nào? Lớp màu nâu trên các đồ vật đó gọi là gì? Lớp màu nâu có chứa chất gì?
Trả lời:
Những đồ vật đó chứa kim loại sắt. Lớp màu nâu trên đó gọi là gỉ sắt. Lớp màu nâu có chứa chất oxit của sắt: $Fe_3O_4$
I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
Ăn mòn kim loại là gì?
Trả lời:
Ăn mòm kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại
1. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường
- Quan sát, so sánh hiện tượng ở các ống nghiệm và đánh dấu hiện tượng quan sát được vào bảng dưới đây
Ống nghiệm | Đinh sắt bị ăn mòn | Mức độ ăn mòn | ||
Có | Không | Nhiều | Ít | |
Ống (1) | ||||
Ống (2) | ||||
Ống (3) | ||||
Ống (4) | |
- Sự ăn mòn kim loại phụ thuộc vào yếu tố nào?
Trả lời:
Ống nghiệm | Đinh sắt bị ăn mòn | Mức độ ăn mòn | ||
Có | Không | Nhiều | Ít | |
Ống (1) | X | |||
Ống (2) | X | X | ||
Ống (3) | X | X | ||
Ống (4) | X | |
- Sự ăn mòn kim loại nhanh hay chậm, ăn mòn hay không ăn mòn phụ thuộc vào môi trường mà nó tiếp xúc.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
- Tiến hành thí nghiệm, mỗi ống chứa 3 ml dung dịch HCl loãng. Cho 2 đinh sắt vào 2 ống nghiệm. Đun nóng ống (1), ống (2) để nguyên.
- Quan sát hiện tượng và điền thông tin vào bảng dưới đây. Từ đó rút ra kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ăn mòn kim loại sắt.
STT | Hiện tượng |
Ống (1) | |
Ống (2) | |
So sánh | Nhấc đinh sắt ra khỏi 2 ống nghiệm. Đinh sắt bị ăn mòn nhanh hơn ở ống ............. Điều này có nghĩa là khi tăng nhiệt độ , sự ăn mòn kim loại xảy ra ............. hơn. |
Trả lời:
STT | Hiện tượng |
Ống (1) | Đinh sắt bị ăn mòn nhiều, diễn ra nhanh |
Ống (2) | Đinh sắt bị ăn mòn ít, diễn ra chậm hơn |
So sánh | Nhấc đinh sắt ra khỏi 2 ống nghiệm. Đinh sắt bị ăn mòn nhanh hơn ở ống ống (1). Điều này có nghĩa là khi tăng nhiệt độ , sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. |
- Nhiệt độ cao làm cho ăn mòn xảy ra nhanh hơn.
III. Bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn
1. Ngăn không cho tiếp xúc với môi trường
* Câu hỏi:
1. Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại và lấy hai ví dụ cụ thể.
Trả lời:
* Các biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại:
- Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: phủ lên bề mặt của vật 1 lớp sơn, mạ bằng kim loại khác.
- Để đồ vật ở nơi khô thoáng, lau chùi sạch sẽ.
- Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
- Sử dụng phương pháp điện hóa: Dùng một kim loại khác làm vật hi sinh để bảo vệ kim loại.
Vd: Ở các song cửa, chi tiết máy mọi người phủ lên nó 1 lớp sơn để ngăn không cho nó tiếp xúc với môi trường.
Một số bức tượng được mạ vàng tăng tính thẩm mĩ và cũng để bảo vệ bức tượng.
2. Điền những cụm từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong kết luận dưới đây.
Từ/cụm từ: ăn mòn; kim loại; dung dịch; ẩm ướt; môi trường; khô ráo; lau chùi sạch sẽ; trước; sơn; cạo.
Để bảo vệ các đồ vật kim loại không bị ...................... cần ngăn không cho ................. tác dụng với các chất trong ............. Một số cách thường dùng là ............, mạ, bôi dầu mỡ lên kim loại. Để đồ vật nơi ................, thường xuyên ............... sau khi sử dụng.
Trả lời:
Để bảo vệ các đồ vật kim loại không bị ăn mòn cần ngăn không cho kim loại tác dụng với các chất trong môi trường. Một số cách thường dùng là sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên kim loại. Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng.
2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
Em hãy kể tên một số vật liệu bằng kim loại không hoặc ít bị ăn mòn. Những vật liệu đó có chứa các kim loại nào?
Trả lời:
- Một số vật liệu bằng kim loại không hoặc ít bị ăn mòn: mâm, xoong nồi nhôm, cửa inox, ....
- Những vật liệu đó có chứa các kim loại: Nhôm, inox (cho thêm crom, niken vào thép để tăng độ bền và tính cứng)
Bài 1. Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Lấy ví dụ để chứng minh.
Trả lời:
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hóa học. Bởi vì có chất mới được sinh ra
$3Fe + 2O_2 \to Fe_3O_4$
Bài 2. Tại sao cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề ở các cửa hàng bán kim khí - điện máy thường được bôi một lớp dầu mỡ? Vì sao sắt thép dùng trong xây dựng không bôi dầu mỡ?
Trả lời:
- Cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề ở các cửa hàng bán kim khí - điện máy thường được bôi một lớp dầu mỡ bởi vì nó ngăn cho kim loại tiếp xúc trực tiếp với môi trường vì thế ngăn diễn ra hoạt động ăn mòn hóa học.
- Sắt thép xây dựng không được bôi dầu mỡ vì để xi măng có thể bám dính được.
Bài 3. Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và một số biện pháp bảo vệ kim loại.
Trả lời:
* Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại:
- Ảnh hưởng của các chất trong môi trường.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ.
* Một số biện pháp bảo vệ kim loại:
- Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại
- Để đồ vật ở nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ.
- Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
Bài 4. Một số hóa chất được để trên ngăn tủ phòng thí nghiệm có khung bằng thép. Sau một thời gian thấy khung kim loại bị gỉ. Hóa chất nào trong các hợp chất cho dưới đây gây ra hiện tượng trên?
A. rượu etylic B. dầu hỏa
C. axit clohidric D. dây nhôm
Trả lời:
=>Chọn C vì axit clohidric là chất oxi hóa mạnh.
Bài 1. Nêu 2 ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình em.
Trả lời:
* Ví dụ:
- Bôi dầu mỡ lên đinh, chi tiết máy
- Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên vệ lau chùi đồ vật bằng kim loại.
Bài 2. Tháp Eiffel là một công trình kiến trúc bằng thép độc đáo, là biểu tượng của thủ đô Paris, nước Pháp. Em hãy tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ công trình này không bị ăn mòn.
Trả lời:
Biện pháp bảo vệ công trình tháp Eiffel không bị ăn mòn: 50 đến 60 tấn sơn đã được sử dụng mỗi năm để bảo vệ tháp không bị gỉ.
Bài 1. Em hãy tìm hiểu quy trình bảo vệ một số máy móc bằng kim loại trong thực tế.
Trả lời:
- Sử dụng các hợp kim chống ăn mòn để làm các thiết bị máy móc.
- Phủ một lớp sơn lên bề mặt kim loại.
Bài 2. Tìm hiểu qua tài liệu, internet,... và cho biết vỏ tàu biển bằng thép đã được bảo vệ như thế nào?
Trả lời:
Áp dụng phương pháp điện hóa. Người ta dùng kẽm để bảo vệ tàu biển bằng thép khỏi bị ăn mòn. Lúc này nước biển đóng vai trò dung dịch chất điện li kẽm là cực âm và vỏ tàu là cực âm. Kẽm bị ăn mòn, sau một thời gian người ta sẽ thay những lá kẽm này vì vậy vỏ tàu biển luôn được bảo vệ.