Bài soạn siêu ngắn:Tức nước vỡ bờ - Ngữ văn lớp 8

Bài soạn siêu ngắn: Tức nước vỡ bờ - trang 28 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Trả lời:

Chị đang trong tình thế nguy ngập: chồng ốm nặng, không có tiền nộp sưu thuế.

Câu 2: Phan tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

Trả lời:

Cai lệ: tay sai, hống hách, hung bạo, chuyên đánh người => hiện thân của tầng lớp thống trị đương thời. Tác giả miêu tả hắn qua giọng điệu và cử chỉ để vạch trần bộ mặt hắn.

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

Trả lời:

Diễn biến tâm lí của chị Dậu: Ban đầu chị còn nhún nhường, van xin nhưng tên cai lệ vẫn không chịu tha, còn đánh đấm chị => Chị liều mạng cự lại bằng lý lẽ, thay đổi xưng hô thành Tôi – ông, mày – bà => tên cai lệ tát chị => chị vùng lên quật ngã lại bọn tay sai

=> chị Dậu là người phụ nữ hiền lành, thương chồng, sống nhẫn nhục và có tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

Câu 4: Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vật có thỏa đáng không? Vì sao?

Trả lời:

Nhan đề phản ánh quy luật: có áp bức sẽ có đấu tranh. Đặt tên như vậy là thỏa đáng vì đó là điều tất yếu: có áp bức tất có đấu tranh, khởi nghĩa.

Câu 5: Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Trả lời:

Đoạn đó là sự phát triển phù hợp với logic và tính cách nhân vật: Ban đầu ở thê yếu, chị còn van xin nhún nhường. Nhưng tên cai lệ lại càng quá quắt, đánh chị. Diễn biến tâm lý chị dậu thay đổi được thấy qua cách xưng hô. Và khi bị dồn vào đường cùng chị vùng dậy mạnh mẽ, quật bọn chúng => cho thấy ngòi bút đầy tinh tế của nhà văn.

Câu 6: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân?

Trả lời:

Lúc đó nhân dân ta bị áp bức, khởi nghĩa còn lẻ tẻ vài nơi và sớm bị đàn áp. Tuy nhiên với "Tắt đèn" đã gợi lên một niêm tin ở nhân dân: dám đấu tranh, dám phản kháng, ngay cả chị Dậu (một người phụ nữ) còn dám làm vậy. => "xui người nông dân nổi loạn" chỉ là cách nói vui của kêu gọi kháng chiến, đấu tranh.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com