Bài soạn siêu ngắn: Đò lèn - Ngữ văn lớp 12

Bài soạn siêu ngắn: Đò lèn - trang 147 sgk ngữ văn lớp 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?

Trả lời:

Cái tôi thời tuổi nhỏ của tác giả được tái hiện: 

  • Hai khổ đầu: những trò chơi tuổi nhỏ, niềm say mê với sự hư ảo.
  • Ba khổ thơ tiếp: cuộc sống nghèo khó với người bà chăm chỉ, tần tảo sớm hôm nuôi cháu qua những mưa bom bão đạn.
Nét mới: không chỉ kể những kỉ niệm đẹp mà ngay cả những kỉ niệm không đẹp, hay cái xấu của trẻ thơ để cho thấy một tuổi thơ chân thực, tinh nghịch.

Câu 2: Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?

Trả lời:

Qua việc miêu tả hình ảnh người bà tần tảo, hy sinh, dù chiến tranh khốc liệt vẫn cố gắng chắt chiu nuôi cháu, nhà thơ thể hiện niềm thương và tôn kính với bà, và nỗi ân hận, đau xót sau khi chiến đấu trở về thì mà đã không còn.

Câu 3: Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt? So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò lèn)

Trả lời:

Nét đặc biệt: bằng những lời thơ tự trách mình khi chưa đền đáp được công ơn nuôi dưỡng của bà, nhà thơ cho thất tình thương với bà.

So sánh: 

  • Trong thơ Bằng Việt: Tình cảm bà cháu được  thể hiện qua tiếng tu hú tha thiết, qua hình ảnh bếp lửa bập bùng.
  • Trong thơ Nguyễn Duy: sử dụng phép đối và phép so sánh đối chiếu: sự tinh nghịch vô tư >< sự lam lũ của bà, cuộc sống nghèo đói >< tình thương bao la của bà,...
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net