Bài soạn siêu ngắn: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Ngữ văn lớp 8

Bài soạn siêu ngắn: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - trang 134 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích: a. Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời)...

Trả lời:

Công dụng dấu hai ngoặc đơn:

a. Dùng đế đánh dấu phần chú thích, có mục đích giải thích.
b. Đánh dấu phần chú thích, mục đích thuyết minh.
c. Ở vị trí thứ nhất, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần bổ sung (theo quan hệ lựa chọn). Vị trí thứ hai, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần thuyết minh.

Câu 2: Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích sau: a. “Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.”...

Trả lời:

Công dụng dấu hai chấm:

a. Đánh dấu thuyết minh cho một phần trước đoạn
b. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
c. Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó. 

Câu 3: Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích sau đây được không? Trong đoạn trích này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì? “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay....

Trả lời:

  • Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn văn mà ý nghĩa không đổi nhưng có dấu hai chấm khiến đoạn văn hay hơn
  • Mục đích dùng dấu hai chấm: đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.

Câu 4: Quan sát câu sau và trả lời câu hỏi. “Phong Nha gồm hai bộ phận: Động Khô và Động Nước” (Trần Hoàng, Động Phong Nha)...

Trả lời:

  • Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, nghĩa của câu cơ bản không thay đổi nhưng mục đích sẽ thay đổi. Nếu dùng dấu ngoặc đơn => mục đích kèm thêm. Nếu dùng dấu hai chấm => mục đích giải thích.
  • Nếu viết lại Phong Nha gồm: Động Khô và Động Nước thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn vì sẽ khiến câu không trọn vẹn.

Câu 5: Một học sinh chép lại đoạn văn của Thanh Tịnh như sau: Sau khi đã đọc xong mười mấy tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ...

Trả lời:

  • Bạn đó đã chép lại dấu ngoặc đơn sai vì bạn mới dùng phần mở của dấu ngoặc đơn chứ chưa có phần đóng.
  • Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là một bộ phận của câu, đó là phần chú thích

Câu 6: Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

Trả lời:

Dân số thế giới phát triển nhanh chóng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: thiếu lương thực, việc làm, tỉ lệ nghèo đói tăng cao, bệnh dịch bùng phát… Nếu con người không nhanh chóng kiểm soát tỉ lệ sinh thì chẳng bao lâu nữa (theo tác giả Thái An trong bài Bài toán dân số): "… mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc". Và hạn chế gia tăng dân số là con đường tồn tại của chính loài người.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net