[toc:ul]
Câu 1: Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn,hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn.
Trả lời:
- Đoạn 1: khung cảnh bên ngoài cũi sắt và nỗi căm hờn của con hổ.
- Đoạn 2: Sự hồi tưởng của hổ khi còn ngự trị
- Đoạn 3: Con hổ tiếc thương những tháng ngày uy nghi
- Đoạn 4: Con hổ che cười, xem thường cảnh giả tạo con người bày ra
- Đoạn 5: Lời nhắn gửi và khát khao của hổ.
Câu 2: Hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng, cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt( đoạn 1,4), cảnh núi rừng hùng vĩ...
Trả lời:
a.
- Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt: giả dối, nhân tạo, buồn tẻ, cũi sắt chật hẹp không xứng với chúa tể muôn loài.
- Cảnh núi rừng hùng vĩ: bao la, rộng lớn, hoang dã, thơ mộng, âm thanh vang vọng => xứng với tầm vóc của hổ
b. Từ ngữ: nhiều từ Hán Việt mang sắc thái hùng dũng, uy nghiêm. Nhịp thơ đa dạng. Sử dụng điệp từ. Hình ảnh sinh động, phong phú.
c. Tâm sự của hổ: phẫn uất vì bị nhốt, khinh thường, chán chường sự giả tạo của vườn thú. => Lúc bấy giờ, người dân Việt Nam đang mất tự do, mất nước nên đau đớn, tủi nhục vô cùng.
Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả mượn “lời con hổ ở vườn bách thú”? Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào...
Trả lời:
- Lý do: để bộc lộ cảm xúc của mình một cách gián tiếp, thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.
- Tác dụng: bộc lộ tình yêu quê hương, yêu nước, căm ghét bọn xâm lược.
Câu 4: Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng,.... cưỡng được” (Thi nhân Việt Nam, sđd)...
Trả lời:
Ý kiến đó nhằm khẳng định những giá trị về nghệ thuật của bài thơ: Sự đối lập tương phản giữa vườn thú và núi non đại ngàn, sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc và các động từ mạnh tạo nên nhịp điệu thơ, thủ pháp đối.