Soạn văn 8 siêu ngắn bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm

Soạn văn 8 siêu ngắn bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm - sgk ngữ văn lớp 8 tập 2. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Bài tập 1: Đọc hai câu văn sau và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn, rõ. a) Trước hết là cần phải tránh cái lối viết "rau muống" nghĩa là lằng nhằng "trường giang đại hải", làm cho người xem như là "chắt chắt vào rừng xanh"....

Trả lời

a) Luận điểm: Tranh viết lan man, dài dòng.

b) Luận điểm: Nguyên Hồng thích được truyền nghề cho giới trẻ.

Bài tập 2: Đọc văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của văn bản....

Trả lời

Luận điểm của đoạn văn: Tế Hanh là một người tinh lắm
Hệ thống luận cứ của Nguyễn Tuân

  • Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương
  • Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi

Luận cứ được Nguyễn Tuân đưa ra và sắp xếp rất logic, hợp lí: Luận cứ thứ nhất là tiền đề cho luận cứ thứ hai

Bài tập 3: Viết các đoạn văn ngắn khai triển các luận điểm sau: a) Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. b) Hoc vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ

Trả lời

a, "Trăm hay không bằng tay quen" là câu nói khẳng định một quy luật của cuộc sống, làm nhiều sẽ thuần thục, quen tay sẽ làm hay, làm đẹp. Trong học tập cũng vậy, học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, người khác để biến tri thức đó thành của mình. Thế nhưng, cái chúng ta học được từ sách vở, trên trường lớp chỉ là ý thuyết, nếu không thực hành thì lý thuyết ấy cũng không có giá trị. Việc làm bài tập sẽ giúp ta khắc sâu được phần lý thuyết vừa học trên trường. Không chỉ thế, làm bài tập sẽ giúp ta hiểu sâu hơn kiến thức và lấy nó làm nền tảng để mở rộng kiến thức ấy. 

b, Bản chất của việc học là tiếp thu tri thức, học để hiểu biết, học để làm người. Thế nhưng học vẹt lại là hình thức học đối phó, học thuộc lòng, lặp đi lặp lại kiến thức một cách máy móc. Những người học vẹt không học vì kiến thức mà chỉ học vì điểm số, vì các bài kiểm tra. Hậu quả là khi đã học vét, ta sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề, có khi kiến thức sai chính ta cũng không nhận ra được. Lâu dẫn con người sẽ bị trì trệ, bộ não không chịu hoạt động, suy nghĩ khiến ta trở nên lười biếng, chây lì, chậm chạp. Có thể nói, học vẹt không thể phát triển được năng lực suy nghĩ của con người.

Bài tập 4: Để làm sáng tỏ luận điểm "Văn giải thích cần viết cho dễ hiểu", em sẽ đưa ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy cần được sắp xếp theo một trình tự như thế nào để tăng hiệu quả thuyết phục của đoạn văn?....

Trả lời

Các luận cứ có thể đưa ra và sắp xếp theo trình tự: 

  • Mục đích của văn giải thích là làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ về một vấn đề, đối tượng 
  • Nếu viết không dễ hiểu, người đọc rất khó tiếp nhận, không hiểu rõ về vân đề
  • Cần viết rõ ràng, ngắn gọn, súc tích và xác định rõ đối tượng mình hướng tới là ai
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com