Ngày soạn:.../..../.....
Ngày dạy: :.../..../.....
BÀI 33: ĐA DẠNG SINH HỌC
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, HS:
- Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiến
- Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về đa dạng sinh học
- Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về vai trò của đa dạng sinh học; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm xác định sự đa dạng các nhóm sinh vật tồn tại trong tự nhiên; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để vẽ sơ đồ phân biệt các nhóm sinh vật trong tự nhiên.
- Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, ...)
- Tìm hiểu tự nhiên: Nhận dạng được một số đại diện sinh vật có ích trong tự nhiên và đời sống
- Vận dụng kiển thức, kĩ năng đã học: Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.
- Phẩm chất
- Có niềm tin yêu khoa học
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học
- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập
- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên: hình ảnh, slide bài giảng, máy chiếu,....
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS trò chơi Các mảnh ghép trong thế giới tự nhiên gọi tên sinh vật nhằm giúp HS nhận dạng được hệ thống các nhóm sinh vật và môi trường sống của chúng.
- GV chiếu một đoạn video giới thiệu về một số dạng môi trường sống trong tự nhiên, nên sử dụng các dạng môi trường có trong hoạt động 1 (hoang mạc, đài nguyên, rừng mưa nhiệt đới, ...); hoặc treo tranh về đa dạng sinh học ở một vùng cụ thể (rừng, biển, núi, ...). GV gợi mở để HS nhận ra sự đa dạng của thế giới tự nhiên: số lượng loài, số lượng cá thể trong loài, mời trường sống.
- Đặt vấn đế: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không bảo vệ đa dạng sinh học?
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Đa dạng sinh học là gì?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đa dạng sinh học
- Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm chung của đa dạng sinh học, ...
- Nội dung: HS quan sát tranh hình 33.1, 33.2, 33.3, 33.4 và các tranh ảnh, video
khácđể tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật think - pair - share, GV tổ chức cho HS tìm hiểu về đa dạng sinh học thông qua hoạt động thảo luận trong SGK. 1. Quan sát hình từ 33.1 đến 33.4 và thông tin về đa dạng các nhóm sinh vật đã học, em hãy cho biết đa dạng sinh học là gì? 2. Quan sát hình từ 33.2 đến 33.4, em có nhận xét gì về số loài sinh vật trong các môi trường sống khác nhau ? ( Hoàn thành PHT1) - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét và hướng dẫn HS đọc thêm về đa dạng sinh học Việt Nam trong SGK để hướng HS đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường tự nhiên cho các loài sinh vật | 1. Đa dạng sinh học là gì? a.Tìm hiểu về đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. Đa dạng sinh học thể hiện sự thích nghỉ của sinh vật với các điều kiện sống khác nhau. Các môi trường sống khác nhau có mức độ đa dạng sinh học khác nhau, thể hiện ở số lượng loài, số cá thể trong loài |
PHIẾU HỌC TẬP 1 Đặc điểm | Hoang mạc | Đài nguyên | Rừng mưa nhiệt đới | Khí hậu | Khô nóng, vực nước ít | Mùa đông, băng tuyết phủ gần như quanh năm | Nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật | Thực vật | Thưa thớt, xương rồng | Thưa thớt, chỉ có một số loài như sồi, dẻ | Thực vật có quanh năm, là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật. Đa dạng sinh học thể hiện rõ rệt với số lượng cá thể và số lượng loài lớn và phân bố ở các khu vực khác nhau | Động vật | Chuột nhảy, lạc đà, rắn, hoang mạc | Gấu trắng, cá voi, chim cánh cụt |
|
- VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và thực tiễn
- a) Mục tiêu: HS nhận biết được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.
- Nội dung: HS tranh hình 33.5, 33.6 và các tranh ảnh, video tìm hiểu về vai trò của đa dạng sinh học (vai trò làm sạch môi trường qua phân huỷ sinh vật)
- Sản phẩm:HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
-----------Còn tiếp --------