Giải chi tiết kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới Bài 15 Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

Giải Bài 15 Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo, sách Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều mới. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ thông tin về một số vụ khiếu nại, tố cáo của công dân mà em biết.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Khiếu nại đất đai
  • Khiếu nại về quyết định thu hồi đất
  • Tố cáo cá nhân, tổ chức có hành vi tham ô, vi phạm pháp luật.
  • Tố cáo nghi phạm giết người.
  • ....

KHÁM PHÁ

1. Pháp luật quyền và nghĩa vụ của công dân của công dân về khiếu nại

a. Quyền công dân về khiếu nại.

Câu hỏi:

a. Từ thông tin, theo em trong các trường hợp trên, các quyền của người khiếu nại nào đã được thực hiện?

b. Em hiểu thế nào là quyền khiếu nại của công dân?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Quyền khiếu nại được thực hiện:

- Quyền trực tiếp thực hiện quyền khiếu nại

b. Quyền khiếu nại là công dân có quyền tự mình khiếu nại hoặc uy quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại, tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người khác đại diện hợp pháp tham gia đối thoại, được quyền nhận các thông tin liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại trừ những nội dung thuộc bí mất nhà nước.

b. Nghĩa vụ của công dân về khiếu nại

Câu hỏi:

a. Từ thông tin, theo em trong trường hợp 1: A có trách nhiệm gì khi thực hiện khiếu nại đối với quyết định sa thải của công ty X?

b. Trong trường hợp 2, Q đã làm những gì để chỉ ra quyết định xử phạt của Công an xã P là không đúng?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Anh A có trách nhiệm:

  • Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
  • Đưa ra chứng cứ, thông tin, tài liệu về việc khiếu nại, trình bày trung thực sự việc.
  • Chấp hành quyết định, hành vi bị khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

b. Anh Q đã kiểm tra lại và đưa ra giấy kiểm tra chất ma túy tại bệnh viện cung cấp kết quả âm tính để chỉ ra quyết định xử phạt của Công an xã P là không đúng.

2. Pháp luật quyền và nghĩa vụ của công dân về tố cáo.

a. Quyền của công dân về tố cáo

Câu hỏi:

a. Từ thông tin, theo em trong trường hợp 1, bà P có những quyền gì khi làm đơn tố cáo đối với hành vi của Trần Văn X?

b. Hành vi của ông H có phải thực hiện quyền tố cáo của công dân không?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Bà P có những quyền sau khi làm đơn tố cáo đối với hành vi cố tình gây khó khăn của Trần Văn X là: 

Quyền của người tố cáo: thực hiện tố cáo; được bảo đảm bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác; được thông báo về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo; tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; quyền rút lại tố cáo.

b. Hành vi của ông H thực hiện quyền tố cáo của công dân.

c. Nghĩa vụ của công dân về tố cáo.

Câu hỏi:

a. Em nhận xét như thế nào về trách nhiệm của ông Q khi quyết định tố cáo bà V lấn chiếm đất khu tập thể trong trường hợp 1?

b. Việc làm đơn tố cáo không ghĩ tên, địa chỉ người tố cáo là đúng hay sai? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Ông Q đã đại diện khu tập thể để tố cáo bà V là một hành vi tốt và đã thực hiện tốt quyền tố cáo của công dân.

b. Việc làm đơn tố cáo không ghĩ tên, địa chỉ người tố cáo là sai Vì khi thực hiện tố cáo cần cung cấp thông tin cá nhân, trình bày trung thực về nội dung tố cao, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

3. Hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo.

Theo em, hậu quả của các hành vi do chủ thể trong tình huống 1 và 2 gây ra là gì?

Hướng dẫn trả lời: 

Người tố cáo và những người khác có liên quan có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Trong các trường hợp dưới đây, chủ thể nào thực hiện đúng, chủ thể nào thực hiện chưa đúng quyền khiếu nại, tố cáo? Vì sao?

a. Bà T gửi đơn đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã khiếu nại về quyết định xử phạt hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã N đối với bà T.

b. Bạn M báo cáo nhà trường về hành vi gian lận trong thi cử của bạn cùng lớp

c. Ông V vận động người dân tổ dân phố nơi ông sinh sống không bị kích động, lôi kéo, dụ dỗ người khác đi khiếu nại đông người trái quy định pháp luật.

d. Anh A cố tình vu khống, tố cáo cơ quan nơi chị L, công tác những điều không đúng sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị L

Hướng dẫn trả lời: 

  • Chủ thể nào thực hiện đúng: a, b, c
  • Chủ thể nào thực hiện chưa đúng: d.
  • Vì công dân tố cáo khiếu nại phải chịu trách nhiệm pháp luật về nội dung tố cáo, hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu nên chúng ta cần khai báo trung thực về thông tin với cơ quan chức năng, người có thẩm quyền.

Câu hỏi 2: Em hãy nêu những hành vi được làm và những hành vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo trong các câu dưới đây:

a. Cố tình khiếu nại, tố cáo sai sự thật.

b. Người khiếu nại quyết định rút khiếu nại.

c. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.

d. Cướng ép, lôi kéo,kích động, dụ dỗ mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Hành vi được làm: b
  • Hành vi vi phạm: a, c, d

Câu hỏi 3: Em hãy nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo?

Hướng dẫn trả lời: 

Giống nhau:

  • Đều là cách thức phản ánh, thông báo về một hành vi sai trái hoặc vi phạm pháp luật.
  • Đều có tác dụng yêu cầu cơ quan chức năng xem xét, giải quyết vụ việc.
  • Đều được bảo vệ bởi pháp luật và không ai được trừng phạt hay đối xử kỳ thị với người khiếu nại hoặc người tố cáo.

Khác nhau: 

- Về văn bản quy định:

  • Vấn đề tố cáo được quy định trong Luật tố cáo năm 2018
  • Vấn đề khiếu nại được quy định trong Luật khiếu nại năm 2011

- Về khái niệm: 

  • Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Mục đích: 

  • Mục đích hướng tới của khiếu nại là nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. 
  • Mục đích tố cáo, về cơ bản là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức; tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tố cáo nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân người tố cáo. 

- Chủ thể thực hiện quyền: 

  • Chủ thể thực hiện khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức.
  • Chủ thể thực hiện tố cáo là công dân, rộng hơn chủ thể thực hiện quyền khiếu nại

- Đối tượng

  • Đối tượng của khiếu nại gồm ba đối tượng, một là quyết định hành chính; hai là hành vi vi phạm hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, người thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước; ba là quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. 
  • Đối tượng của tố cáo gồm 02 đối tượng là hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. 

Câu hỏi 4: Em hãy xử lí tình huống sau:

a. Em hãy nhận xét về hành vi khiếu nại của ông A. Theo quy định cề quyền khiếu nại thì ông A có quyền khởi kiện hành chính tại Tòa án đối với quyền định xử phạt.....

b. Em hãy nhận xét về hành vi của anh K. Theo quy định pháp luật về quyền tố cáo, doanh nghiệp của ông B sẽ thực hiện quyền như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Hành vi khiếu nại của ông A là sai vì ông A vi phạm quy định xây nhà khi chưa xin phép, ủy ban nhân dân ra quyết định xử phạt là đúng.

b. Hành vi của anh K là vi phạm quy định do không hoàn thành trách nhiệm của mình nên theo pháp luật về tố cáo, doanh nghiệp ông B có quyền tố cáo anh K. Doanh nghiệp của ông B sẽ thực hiện quyền đó bằng cách gửi đơn tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo trình tự pháp luật quy định.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy cùng bạn lập kế hoạch và thiết kế sản phẩm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo và trình bày sản phẩm trước lớp.

Hướng dẫn trả lời: 

Tìm đọc các sách để hiểu và nghiên cứu về các quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

Sau đó lên kế hoạch tổ chức sản phẩm về khiếu nại đất đái

Tình huống như sau: Anh Nguyễn Thành biết được hành vi vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tư pháp xã M, anh muốn thực hiện tố cáo hành vi vi phạm này . Anh Thành muốn biết nếu anh thực hiện tố cáo thì họ tên, địa chỉ của anh có bị tiết lộ không?

Giải quyết tình huống:

Điều 8 Luật Tố cáo năm 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo bao gồm:

- Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.

- Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.

- Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.

- Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

- Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.

- Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.

- Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.

- Bao che người bị tố cáo.

- Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.

- Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.

- Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

- Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì không được tiết lộ họ tên, địa chỉ và các thông tin khác làm lộ danh tính của anh Thành.

Quy định quyền và nghĩa vụ người tố cáo

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải giáo dục kinh tế và pháp luật bài 15 Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều. Hướng dẫn giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 Cánh diều mới

GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1. CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 4. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

 

Copyright @2024 - Designed by baivan.net