Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Hãy kể với các bạn một vài phương tiện học tập mà em biết. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí là: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật,... - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản đồ, lược đồ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được bản đồ, lược đồ ở mức đơn giản. - Từ những nguồn bản đồ, lược đồ nếu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng vật lí. b. Các tiến hành - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: + Đọc thông tin, quan sát hình 1 SHS tr.6, kể tên các yếu tố của bản đồ và nêu nội dung chính được thể hiện trong bản đồ. + Đọc thông tin, quan sát hình 2 SHS tr.7, xác định nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa và nêu thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về bản đồ, lược đồ khác.
- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Các yếu tố của bản đồ: tên bản đồ; phương hướng trên bản đồ; tỉ lệ bản đồ; kí hiệu trên bản đồ. + Xác định các hướng: bắc, nam, đông, tây. + Dãy núi: Hoàng Liên Sơn; cánh cung Sông Gâm; cánh cung Ngân Sơn; cánh cung Bắc Sơn; cánh cung Đông Triều. + Cao nguyên: cao nguyên Sơn La; cao nguyên Mộc Châu. + Nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa là Hát Môn. + Thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa là: tháng 3 năm 40. Hoạt động 2: Tìm hiểu về bản đồ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được biểu đồ ở mức đơn giản. - Từ những thông tin có trong bản đồ nhận xét được về vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình 3 SHS tr.7 và thực hiện nhiệm vụ: + Các yếu tố của một biểu đồ. + Biểu đồ thể hiện nội dung gì về dân số các vùng. + Vùng nào có số dân nhiều nhất, ít nhất. Số dân các vùng đó là bao nhiêu? - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV hướng dẫn HS đọc thông tin trên biểu đồ: + Tên vùng. + Số liệu. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Các yếu tố của một biểu đồ gồm: tên biểu đồ; chú giải và các thông tin trên biểu đồ. + Biểu đồ thể hiện về số lượng dân cư giữa các vùng ở Việt Nam năm 2020. + Vùng có số dân nhiều nhất là Nam Bộ (với 36 triệu người); vùng có số dân ít nhất là Tây Nguyên (với 6 triệu người). - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh biểu đồ khác. Hoạt động 3: Tìm hiểu về bảng số liệu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được bảng số liệu ở mức đơn giản. - Từ những thông tin có trong bảng số liệu nhận xét được về một số hiện tượng vật lí. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, dựa vào bảng số liệu SHS tr.8 và trả lời câu hỏi: + Các yếu tố của một bảng số liệu. + Bảng số liệu thể hiện nội dung gì về các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên. + Tên cao nguyên có độ cao trung bình trên 1000m. - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Các yếu tố của một bảng số liệu bao gồm: tên bảng số liệu; các thông tin mà bảng số liệu thể hiện. + Bảng số liệu trên thể hiện: độ cao trung bình của các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên. + Cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình trên 1000m. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh bảng số liệu khác. Hoạt động 4: Tìm hiểu về sơ đồ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc được sơ đồ ở mức đơn giản. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình 4 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi: + Tên sơ đồ. + Nội dung chính của sơ đồ. + Có bao nhiêu cổng thành trong sơ đồ. - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
|
- HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS chia thành các nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe.
|
-------------- Còn tiếp --------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác