Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát và miêu tả hình 1, 2 SHS tr.41 (về số lượng và kiến trúc nhà ở, không gian,…) và nêu nhiệm vụ: Sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn ở Hà Nội. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Đô thị Hà Nội có nhiều nhà cao tầng san sát nhau, có ít cây cối; còn nông thôn Hà Nội thì nhà thưa thớt, có ruộng đồng, có nhiều cây to che bóng mát như cây đa, cây dừa,... + Hình 2 chính là quang cảnh thường thấy ở các làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, ở làng quê nơi đây còn có cổng làng, đình làng, giếng nước,... - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 10 – Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được đặc điểm đời sống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. b. Cách tiến hành
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức: + Cổng làng được xây dựng như là biểu tượng cho lịch sử và văn hóa đặc trưng của mỗi làng. Tên làng và những câu đối trang trí ở cổng thể hiện nguồn gốc lịch sử, nếp sống văn hóa của người dân trong làng. + Những cây đa thường được trồng ở đầu làng, cuối hoặc giữa làng hay ở bên cạnh các công trình mang tính tâm linh như đình, đền, chùa. Nó tượng trưng cho sự trường tồn của thời gian, biểu tượng cho lịch sử và niềm tự hào của dân làng. + Đình làng được xem là một trong các biểu tượng đặc trưng nhất cho nét văn hoá làng quê của người dân nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi làng đều có một ngôi đình thờ Thành hoàng, là người có công với làng, với nước. Đồng thời, đình làng cũng là nơi hội họp, nơi tổ chức các lễ hội truyền thống của người dân trong làng. + Bên cạnh đình, chùa, miếu, trong quần thể không gian kiến trúc của làng quê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, giếng nước hoặc bến nước cũng được xem là chốn tâm linh. Vào ngày cuối tuần hay dịp lễ hội, dân làng thường đến đây đặt lễ cầu may và lấy nước buổi sớm ở giếng đem về thờ cúng. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các lễ hội tiêu biểu ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trình bày được các lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát các hình 7, 8 và nêu nhiệm vụ: Trình bày về các thông tin của lễ hội chùa Hương và hội Lim + Thời gian tổ chức + Ý nghĩa
- GV gợi ý cho HS kẻ bảng để trả lời câu hỏi. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức
|
- HS quan sát hình.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.
- HS đọc thông tin và quan sát hình.
- HS trả lời: Làng quê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thưởng có cổng làng, cây đa, lũy tre, giếng nước, đình làng,..
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS đọc thông tin và quan sát hình.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
-------------- Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác