Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 cánh diều bài Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước. Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng khoảng ở cây. Ứng dụng kiến thức này vào thực tiễn.
  • Giải thích được sự cân bằng nước và việc tưới tiêu hợp lí; các phản ứng chống chịu hạn, chống chịu ngập ủng, chống chịu mặn của thực vật và chọn giống cây trồng có khả năng chống chịu.
  • Phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.
  • Thông qua thực hành, quan sát được cấu tạo của khí khổng ở lá. Thực hiện đại các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyên nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Thực hành tưới nước, chăm sóc cây, trồng cây thuỷ canh, khí canh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm; chủ động hoàn thành công việc được giao, tiếp thu kiến thức từ các thành viên trong nhóm.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Ghi chép đầy đủ và ngắn gọn thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng khi cần thiết.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạoĐề xuất các biện pháp tưới nước và bón phân hợp lý cho cây trồng

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức sinh học:

+  Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước.

+ Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng khoáng ở cây.

+ Phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống:

+ Thông qua thực hành, quan sát được cấu tạo của khí khổng ở lá. Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.

+ Thực hành tưới nước chăm sóc cây, trồng cây thủy canh, khí canh.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Giải thích được sự cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí, các phản ứng năng đã học chống chịu hạn, chống chịu ngập úng, chống chịu mặn của thực vật và chọn giống cây trồng có khả năng chống chịu.

+ Ứng dụng kiến thức về ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật vào thực tiễn.

  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thứ với việc khám phá và học tập môn sinh học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
  • Máy tính, máy chiếu( nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đén nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức. HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
  3. Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của những nhân tố nào ? .
  4. Sản phẩm: HS liệt kê được các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của những nhân tố nào?.”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi trên, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay: bài 3. Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực vật.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Đặt câu hỏi nghiên cứu.

  1. Mục tiêu: Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước; trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng khoảng ở cây; ứng dụng kiến thức này vào thực tiễn.
  2. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm, sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp kĩ thuật think-pair-share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong sgk .
  3. Sản phẩm: Các ý kiến trao đổi, thảo luận của HS, câu trả lời của HS; bản hoàn thiện Phiếu học tập số 1.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm:

Phiếu học tập số 1: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực vật

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Quan sát hình 3.1 cho biết nhiệt độ không khí, cường độ ánh sáng ảnh tác động đến tốc độ thoát hơi nước như thế nào?

Câu 2: Sự hấp thụ khoáng và nitrogen ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố nào trong môi trường?

Câu 3: Hoàn thành bảng về các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoảng ở thực vật.

Nhân tố

Ảnh hưởng của nhân tố đến trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng

Biện pháp tác động có lợi đến trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng.

Nhiệt độ

 

 

Ánh sáng

 

 

Nước trong đất

 

 

Độ thoáng khí của đất

 

 

Hệ vi sinh vật vùng rễ

 

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực vật.

- Đáp án câu 1 phiếu học tập số 1:

Trong giới hạn sinh lí, nhiệt độ không khi tăng làm tăng tốc độ thoát hơi nước. Khi cường độ ánh sáng tăng trong khoảng xác định, tốc độ thoát hơi nước tăng dần đến mức cực đại, sau đó giảm xuống.

- Đáp án câu 2 phiếu học tập số 1:

Sự hấp thụ khoáng và nitrogen ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố:

+ Nhiệt độ

+ Ánh sáng

+ Nước trong đất

+ Độ thoáng khí của đất

+ Hệ vsv vùng rễ

- Đáp án câu 3 phiếu học tập số 1

Bảng đính dưới hoạt động 1

 

 

Nhân tố

Ảnh hưởng của nhân tố đến trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng

Biện pháp tác động có lợi đến trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng.

Nhiệt độ

Nhiệt độ đất ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển và trao đổi chất của rễ, từ đó ảnh hưởng tới sự hấp thụ nước, khoảng ở rễ cây.

- Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định sẽ làm tăng tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên cho sự hấp thụ và vận chuyển nước, khoáng

- Khi trời rét cần che chắn cho cây trồng hoặc bón phân giàu K

- Khi nhiệt độ phù hợp, cần tăng cường cung cấp nước và bón phân cho cây.

Ánh sáng

Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng xác định làm tăng cường độ thoát hơi nước, tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng sự hấp thụ, vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây.

Sử dụng ánh sáng với cường độ và phổ khác nhau để điều khiển sự hấp hấp thụ khoáng của cây trồng.

Nước trong đất

- Hàm lượng nước trong đất thấp làm giảm sự xâm nhập của nước vào rễ dẫn đến hạn chế quá trình thoát hơi nước ở lá.

- Độ ẩm thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất dẫn đến giảm sự hút các ion khoáng của rễ cây.

Cần tưới đủ nước cho cây trồng.

Độ thoáng khí của đất

Giảm độ thoáng khí trong đất dẫn đến giảm sự xâm nhập của nước vào trong rễ cây.

Cần làm tới xốp đất, tăng độ thoáng khí

Hệ vi sinh vật vùng rễ

- Vi sinh vật khoáng hóa các hợp chất hữu cơ cũng như có ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất khoáng, giúp cây hấp thụ nước và khoáng.

- Gây bệnh ở rễ hoặc cạnh tranh chất dinh dưỡng với thực vật.

Sử dụng phân bón hoặc chế phẩm vi sinh bổ sung vi sinh vật có lợi vào đất hoặc thúc đẩy vi sinh vật vùng rễ phát triển.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các ứng dụng trong thực tiễn.

  1. Mục tiêu:
  • Giải thích được sự cân bằng nước và việc tưới tiêu hợp lí;
  • Các phản ứng chỉ hạn, chống chịu ngập úng, chống chịu mặn của thực vật và chọn giống trồng có khả năng chống chịu;
  • Phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.
  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp kĩ thuật think-pair-share để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK.
  2. Sản phẩm: Các ý kiến trao đổi, thảo luận của HS, câu trả lời của HS; bản hoàn thiện Phiếu học tập số
  3. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động theo 3 nhóm như hoạt động 1 với nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 2.

Phiếu học tập số 2: Ứng dụng trong thực tiễn

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Cân bằng nước là gì?

Câu 2: Tại sao cây lại có biểu hiện héo (thân, lá mất sức trương)?

Câu 3: Thế nào là tưới nước hợp lí cho cây trồng?

Câu 4: Quan sát hình 3.2 trang 20 SGK và mô tả một số phản ứng chống chịu hạn mặn và ngập úng của cây trồng. Nêu ý nghĩa của các đặc điểm chống chịu tron chọn giống.

Câu 5: Phân bón có vai trò như thế nào đối với năng suất cây trồng?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Ứng dụng trong thực tiễn

1. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng.

- Đáp án câu 1 phiếu học tập số 2:

Cân bằng nước là tương quan giữa lượng nước do rễ cây hút vào vào bằng lượng hơi nước thoát ra.

- Đáp án câu 2 phiếu học tập số 2:

Cây có biểu hiện héo (thân, lá mất sức trương) là do lượng nước cây hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra dẫn đến cây bị thiếu nước (các tế bào trong cây bị mất sức trương, không giữ được hình dạng bình thường).

- Đáp án câu 3 phiếu học tập số 2:

Tưới đúng thời gian, lượng nước cần tưới và phương pháp tưới. Tưới nước căn cứ vào: nhu cầu của cây (thay đổi theo đặc điểm di truyền, trạng thể sinh lí), điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mà cây chịu tác động giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

- Đáp án câu 4 phiếu học tập số 2:

+ Một số phản ứng chống chịu ngập mặn: Biến đổi hình thái (phát triển mô thông khí, rễ thở) và tổng hợp protein chống căng thẳng.

+ Một số phản ứng chống chịu hạn: Biến đổi hình thái ( giảm kích thước lá, tăng lớp cutin, …), tích lũy chất thẩm thấu và loại bỏ sản phẩm độc.

 Đặc điểm trao đổi nước của cây có thể là một căn cứ để chọn giống sử dụng giống cây trồng chống chịu với các điều kiện hạn, mặn, ngập úng trong thực tiễn sản xuất.

2. Vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.

- Đáp án câu 5 phiếu học tập số 2:

Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng, bổ sung chất hữu cơ, vi sinh vật làm tăng độ màu mỡ của đất, thúc đẩy sinh trưởng, phátriển và tăng năng suất cây trồng. Bón phân hợp lí có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

-------------------Còn tiếp-------------------

Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 cánh diều mới, soạn giáo án sinh học 11 cánh diều bài Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật, giáo án sinh học 11 cánh diều

Soạn giáo án sinh học 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay