Giải chi tiết Ngữ văn 11 CTST mới bài 6 Kiến và người

Giải bài 6 Kiến và người sách ngữ văn chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1: Liệt kê các sự kiện chính trong văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết "Kiến và người" là một truyện ngắn.

Hướng dẫn trả lời:

Những sự kiện chính trong văn bản là:

  • Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi cách để ngăn cản loài kiến xâm nhập vào ngôi nhà của họ do chúng gây rất nhiều phiền phức cho họ.

  • Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến.

  • Hậu quả và những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường tự nhiên.

Dấu hiệu nhận biết Kiến và người là một truyện ngắn: 

  • Truyện có yếu tố hư cấu: Nhân hóa loài kiến có hành động và suy nghĩ như con người.

  • Truyện không dài với số lượng nhân vật ít và chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống.

Câu 2: Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Theo bạn, việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của tác phẩm?

Hướng dẫn trả lời:

- Câu chuyện được kể từ ngôi kể thứ nhất, qua điểm nhìn của người con cả trong gia đình.

- Việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng dẫn dắt và làm cho câu chuyện chân thực hơn do chính người kể chuyện là người trong hoàn cảnh đó.

Câu 3: Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,... trước cuộc tấn công của bầy kiến.

Hướng dẫn trả lời:

- Điểm tương đồng trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,... trước cuộc tấn công của bầy kiến: Cả gia đình đều lo lắng, khổ sở, trốn chạy vì sự tấn công của bầy kiến.

- Điểm khác biệt trong cách ứng xử của “bố cháu” so với “mẹ cháu”, “cháu”, “em cháu”,... trước cuộc tấn công của bầy kiến:

  • Bố cháu: Lo lắng và buồn bực, tìm đủ mọi cách để tiêu diệt chúng và rất sửng sốt khi thấy kiến gây ảnh hưởng tới các con vật nuôi.

  • Mẹ cháu: Lo lắng đến tái cả mặt nhưng vẫn cố tỉnh táo để nấu cơm cho cả nhà.

  • Cháu: Sợ hãi khi thấy đàn kiến xâm chiếm ngôi nhà và luôn theo sát bố, cùng tìm cách bịt kín ngõ ngách kiến có thể chui vào.

  • Em cháu: Cùng anh trai tìm cách chống lại lũ kiến xâm nhập.

Câu 4: Phân tích ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.

Hướng dẫn trả lời:

- Hình tượng bầy kiến mang ý nghĩa biểu tượng cho hệ sinh thái môi trường với những vấn đề như bị xâm chiếm chỗ ở hay bị tàn phá bởi con người. Bầy kiến tuy nhỏ bé nhưng lại có thể chiến đấu với con người to lớn. Thông qua đó, tác giả muốn gửi đến mọi người những thông điệp về việc gìn giữ thiên nhiên và sự giận dữ của mẹ thiên nhiên trước những hành động độc ác của con người.

- Cách đặt nhan đề của tác giả ngắn gọn, súc tích đã cho thấy rõ hai nhân vật chính trong tác phẩm là kiến và người. Đồng thời từ nhan đề, tác giả đã tạo ra người đọc sự tò mò về tình huống trong truyện, không biết giữa kiến và người có quan hệ gì với nhau.

Câu 5: Nhận xét vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người. 

Hướng dẫn trả lời:

Vai trò của tưởng tượng, hư cấu trong truyện ngắn Kiến và người: 

- Tạo ra nội dung truyện thú vị và sinh động.

- Thông qua tưởng tượng, hư cấu, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp và bài học  về sự tàn phá của con người với môi trường thiên nhiên.

Câu 6: Truyện đã mang lại thay đổi gì trong nhận thức của bạn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?

Hướng dẫn trả lời:

  • Truyện đã mang lại nhiều thay đổi trong nhận thức của em về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên: Tự nhiên còn là thứ xuất hiện trước cả con người, nó tồn tại và phát triển mãi mãi và hai đối tượng này phải luôn song hành với nhau. Nếu con người cứ cố xâm chiếm và hủy hoại thiên nhiên thì sẽ phải trả giá đắt cho hành động của mình.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Kiến và người

Hướng dẫn trả lời:

- Giá trị nội dung:

Tác phẩm là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên. Qua đó, ta thấy được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, khi con người tác động đến môi trường sống sinh thái tự nhiên sẽ đều trả giá. 

- Giá trị nghệ thuật:

  • Tác phẩm cho thấy tài năng ngôn từ phong phú của nhà văn.
  • Việc sử dụng ngôi thứ nhất, qua điểm nhìn của người con cả trong gia đình có tác dụng dẫn dắt và làm cho câu chuyện chân thực hơn do chính người kể chuyện là người trong hoàn cảnh đó.

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Kiến và người.

Hướng dẫn trả lời:

  • Truyện ngắn “Kiến và người” là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Kiến và người.

Hướng dẫn trả lời:

1. Tác giả 

- Trần Duy Phiên sau khi tôts nghiệp năm 1967 thì đi dạy học ở Kontum. Tháng 8 năm 1968, Trần Duy Phiên về Huế cùng với Tần Hoài Dạ Vũ hình thành tạp chí Việt, xuất bản dưới dạng bất hợp pháp (tòa soạn bí mật đặt ở lầu 3 thư viện đại học, in ronéo ở trường Mỹ Thuật). 

- Tác phẩm: Đốt lửa sau mây (đăng được bốn kỳ trên tạp chí Việt), Trốn, Chim tha lửa…

2. Tác phẩm:

“Kiến và người” in trong Tạp chí Đất Quảng.

Câu 4. Phân tích tác phẩm Kiến và người.

Hướng dẫn trả lời:

Trần Duy Phiên là một nhà văn nổi tiếng từ rất sớm. Những trang truyện ngắn của ông mang đậm màu sắc cá nhân và mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. Nổi bật nhất trong số đó là truyện ngắn “Kiến và người” in trong Tạp chí Đất Quảng. Tác phẩm là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.

     Khi đọc tác phẩm có lẽ điều gây ấn tượng đầu tiên trong truyện ngắn này chính là tiêu đề tác phẩm. "Kiến và người" một bên là con vật một bên là con người, một bên nhỏ bé bên kia thì to lớn, tưởng chừng như không liên quan đến nhau. Nhưng qua ngòi bút của Trần Duy Phiên thì những cái xấu đều bị đánh bại nếu như xâm lấn môi trường sinh thái. Câu chuyện được kể qua mắt nhìn của người con, từ đó thấy cách ứng xử khác nhau của "bố cháu","mẹ cháu" và "cháu" khi đàn kiến tấn công. Khi phá rừng và có căn nhà để ở, cả gia đình bị đàn kiến tấn công. Lúc nào cả gia đình cũng trong trạng thái lo lắng vì sự tấn công của đàn kiến. Người bố lúc nào cũng phải đảo quanh nhà tìm đường ra, lúc thì thở dài tìm mọi cách. Đến mức phải thốt ra "Bọn chúng buộc cả nhà ta phải chết". Chỉ vì muốn chiếm đất để ở mà cả gia đình lúc nào cũng phải khổ sở, trốn chạy đàn kiến. Đàn kiến xâm chiếm chỗ nào là cả gia đình lại lấp chỗ đấy. Chúng tấn công từng đàn gà, đàn lợn dần dần bò vào từng ngóc ngách căn nhà. Khi miêu tả sự xâm chiếm của đàn kiến, tác giả đã dùng từ ngữ chân thật, cái mạnh mẽ cái nhiều vô kể đàn kiến. Nó đối lập với trạng thái lo lắng, cái ít ỏi, càng ngày thu hẹp của gia đình. Cả gia đình chạy trốn, nhà cũng bị cháy, người mẹ thì mất. Người bố đã quá tham lam và sai lầm, đi hết từ cái sai này đến cái sai khác. 

Nếu không cố chấp xâm chiếm môi trường sống sinh thái thì hẳn con người và loài vật đã được chung sống hoà bình. Từ xa xưa con người đã luôn quan niệm: "Con người là chúa tể của muôn loài". Chính vì thế có quyền phá hủy, xâm lấn môi trường sống tự nhiên. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không quan tâm gì đến môi trường xung quanh mình. Câu chuyện như là một bức tranh hài hước khi mà những con người có tri thức, trí tuệ lại bị đánh bại trước con vật nhỏ bé của thiên nhiên. Tác giả đã rất khéo léo sáng tạo, khi vẽ ra một bức tranh tương phản giữa con người và thiên nhiên. Khi con người tác động môi trường sống tự nhiên họ sẽ phải hứng chịu bài học lớn. Trần Duy Phiên cũng có hai truyện ngắn nữa cũng viết về sự đối lập giữa con người và thiên nhiên là "Mối và người", "Nhện và người". Qua đó tác giả như muốn dùng lời văn của mình để lên án những tác động của con người đến môi trường sinh thái và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống tự nhiên.

    Một nhà văn Pháp đã từng nói: "Một nhà văn đúng nghĩa là một người biết đem con chữ của mình để phản ánh cuộc sống". Trần Duy Phiên đã làm được điều đó qua tác phẩm "Kiến và người". Tác phẩm cho thấy tài năng ngôn từ phong phú của nhà văn, cùng với đó là những mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 11 bài 6, giải ngữ văn 11 sách cánh diều bài 6, Giải bài 6 Kiến và người, bài 6 Kiến và người

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net