Giải chi tiết Ngữ văn 11 CTST mới bài 8 Nguyệt cầm

Giải bài 8 Nguyệt cầm sách ngữ văn chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi: Hãy hình dung cảm giác của bạn khi lắng nghe tiếng đàn trong một đêm trăng.

Hướng dẫn trả lời:

  • Khi lắng nghe tiếng đàn trong một đêm trăng, cảm giác của em là bình yên và thư thái. Âm nhạc tràn ngập không khí và tạo ra một bầu không khí lãng mạn, đặc biệt là khi những nốt nhạc điệu và hòa âm tạo nên một tác phẩm đầy cảm xúc. Em cảm thấy như đang được đắm chìm trong một không gian kỳ diệu, xa xôi và cô đơn, nhưng cũng rất gần gũi và ấm áp. Tiếng đàn khiến em đắm say và quên đi mọi mệt mỏi của cuộc sống, mang đến cho tôi cảm giác hạnh phúc và an bình trong đêm trăng yên tĩnh.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Hình ảnh "mỗi giọt rơi tàn" gợi tả điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Giọt ở đây là giọt đàn, cả bảy chữ là sự chuyển đổi của các kênh cảm giác: lấy cái hữu hình hoá cái vô hình: nếu như “giọt” là đơn vị của chất lỏng thì “giọt rơi tàn như lệ ngân” lại là giọt ánh sáng, giọt âm thanh.

- “Rơi” không chỉ nghe thấy tiếng vang ngân mà còn thây được cả ánh sáng “tàn”, đem so sánh với “lệ” là giọt chất lỏng tạo cho “giọt” có cấu trúc muôn hình thể: âm thanh biến thành ánh sáng, ý thơ lung linh, chính tâm hồn tinh tế của thi nhân đã “kết” tiếng đàn kia từ âm, sắc thành giọt lỏng.

- Âm thanh tích tụ mối sầu ở cảnh, ở tình kết thành giọt rơi giữa đêm vắng, giọt âm thanh cứ chơi vơi giữa lòng vũ trụ, giữa lòng thi sĩ. Dư âm của nó cứ lay động nhẹ trái tim nhà thơ, cứ đọng dần, đọng dần cho đầy tâm hồn cô vắng. 

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Hình ảnh "mỗi giọt rơi tàn" gợi tả điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Giọt ở đây là giọt đàn, cả bảy chữ là sự chuyển đổi của các kênh cảm giác: lấy cái hữu hình hoá cái vô hình: nếu như “giọt” là đơn vị của chất lỏng thì “giọt rơi tàn như lệ ngân” lại là giọt ánh sáng, giọt âm thanh.

- “Rơi” không chỉ nghe thấy tiếng vang ngân mà còn thây được cả ánh sáng “tàn”, đem so sánh với “lệ” là giọt chất lỏng tạo cho “giọt” có cấu trúc muôn hình thể: âm thanh biến thành ánh sáng, ý thơ lung linh, chính tâm hồn tinh tế của thi nhân đã “kết” tiếng đàn kia từ âm, sắc thành giọt lỏng.

- Âm thanh tích tụ mối sầu ở cảnh, ở tình kết thành giọt rơi giữa đêm vắng, giọt âm thanh cứ chơi vơi giữa lòng vũ trụ, giữa lòng thi sĩ. Dư âm của nó cứ lay động nhẹ trái tim nhà thơ, cứ đọng dần, đọng dần cho đầy tâm hồn cô vắng. 

Câu 2: Bạn hình dung âm thanh "long lanh tiếng sỏi" như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Câu thơ đảo từ “long lanh” lên đầu cho ta thấy ánh sáng phát ra từ tiếng đàn, đọng vào sỏi đá. Cái cảm giác xù xì, trầm đục ấy lẽ ra phải được cảm nhận bằng thị giác nay “vang vọng” thì đã chuyển sang thính giác. Tiếng đàn đẹp và hay nay lại là tiếng vang của những mối hận trong lòng, những mối hận đã lên tiếng. Thi nhân đã thu lòng mình vào khí thu lạnh lẽo, ánh trăng tỏ ngời và nỗi niềm uất hận từ tiếng đàn, những nỗi niềm ấy còn tồn tại trong cả sỏi đá.

Câu 3: Hình ảnh "biển" và "chiếc đảo" có mối quan hệ như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Hình ảnh "biển":  Không gian bao quanh, tiếng đàn hoá thành đại dương chứa âm thanh, mỗi giọt âm thanh vừa là trăng, là bạc, là pha lê, là một bể sầu vô định, mênh mông, choáng ngợp mà trên đó có một linh hồn - chiếc đảo đang bơ vơ.

- Hình ảnh “chiếc đảo hồn tôi ...": là nỗi lòng tự bạch của thi sĩ nói riêng và một tầng lớp lúc bấy giờ.

=> Cả hai hình ảnh đều gợi không gian mênh mông, rộng lớn, chứa đựng nồi sầu vô định của thi sĩ, gợi lên cảnh tượng con người thật bé nhỏ, khó xác định, cứ bị ngợp dần.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên có gì độc đáo so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật (văn học hoặc hội hoạ, âm nhạc) mà bạn biết?

Hướng dẫn trả lời:

- "Nhập": Đây là động thái huyền nhiệm, diễn tả sự nhập hồn, nhập thần… Nó xui ta nhớ đến nghi lễ hô thần nhập tượng khi hoàn thành những pho tượng Phật giáo. Nguyên là: tượng được tạc xong, chưa linh, bởi mới chỉ có phần thân xác tượng; phải sau khi được thần linh nhập vào, tượng mới là hiện thân của đức Phật. Cũng như thế, trong hình dung theo lối thi ca của Xuân Diệu, đàn vừa được làm ra, mới chỉ có thân xác. Phải khi trăng nhập vào dây cung, mới có hồn đàn. Từ cái khoảnh khắc mầu nhiệm ấy, đàn mới bắt đầu sống cái thân phận Nguyệt Cầm. Tự bấy giờ, mỗi nốt Nguyệt Cầm tấu lên sẽ là cộng hưởng của âm thanh và ánh sáng. Mỗi nốt nhạc sẽ sinh thành từ sự giao duyên kỳ bí đó của Nguyệt và Cầm. Sau chữ “nhập” như thế, Trăng và Đàn đã đồng thể. 

- Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên của bài "Nguyệt cầm" có độc đáo trong cách tạo hình ảnh rất tinh tế và sáng tạo. Ở một số tác phẩm nghệ thuật khác, hình ảnh trăng và đàn cũng được sử dụng nhiều nhưng thường được đặt ở vị trí riêng biệt, không kết hợp với nhau như trong bài thơ này. Ví dụ, trong nghệ thuật hội hoạ, hình ảnh trăng và đàn thường được vẽ thành hai chủ thể khác nhau trong cùng một bức tranh. Trong âm nhạc, trăng và đàn thường được dùng như các hình ảnh biểu tượng cho những cảm xúc sâu sắc, nhưng cũng không được kết hợp với nhau như hình ảnh trong bài thơ "Nguyệt cầm".

Câu 2: Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê vào cột [1], cột [2] một số chi tiết nghệ thuật đã kết hợp để tạo nên các hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan trong cột [3]:

Khổ thơ

Ánh sáng (trăng) [1]

Âm thanh (đàn-âm nhạc) [2]

Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]

1

 

 

... giọt rơi tàn như lệ ngân

2

 

 

... bóng sáng bỗng rung mình

3

 

 

Long lanh tiếng sỏi...

4

 

 

... ánh nhạc: biển pha lê...

    Từ bảng trên, cho biết: bạn cảm nhận thế nào về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ; từ đó, giải thích ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm.

Hướng dẫn trả lời:

Khổ thơ

Ánh sáng (trăng) [1]

Âm thanh (đàn-âm nhạc) [2]

Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]

1

 trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh

trăng thương, trăng nhớ

 đàn buồn, đàn lặng, đàn chậm

... giọt rơi tàn như lệ ngân

2

 

 

... bóng sáng bỗng rung mình

3

 

 

Long lanh tiếng sỏi...

4

 

 

... ánh nhạc: biển pha lê...

* Ý nghĩa của bài thơ:

- Nguyệt cầm là gì? Theo đó “Nguyệt” có nghĩa là trăng, “Cầm” có nghĩa là cây đàn, vì vậy Nguyệt cầm có nghĩa là cây đàn nguyệt. Đây là nhạc cụ dây gẩy xuất xứ từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, trong Nam còn gọi là đờn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là “đàn nguyệt”.

- Nguyệt và cầm: hai yếu tố tương đồng ngữ nghĩa, trùng phùng hình ảnh. Từ vừa đơn, vừa ghép, tuy hai mà có thể trở thành một, hoặc biến hoá đến vô cùng: Trăng là nguyệt, là đàn (đàn hình tròn như trăng), mà còn có thể là người kỹ nữ, là thi sĩ, là anh, là em, là tôi, là ta,....

Trên bình diện phân tích hình vị thì như thế. Nhưng nếu xét nguyệt cầm trên bình diện cấu trúc thi ca, sự đối xứng và tương đồng ngữ nghĩa giữa nguyệt và cầm có thể mở ra những giải thích sau đây:

1. Nếu nhìn nguyệt cầm như một cấu trúc tỉnh lược chủ từ và hư từ, thì Nguyệt cầm là đàn trăng: đàn trăng mở ra ít nhất ba bối cảnh:
- (đánh) đàn (dưới) trăng
- (nghe) đàn (dưới) trăng
- đàn (ngắm) trăng

Nguyệt cầm còn là trăng đàn: trăng đàn mở ra ba cảnh khác:
- trăng (đánh) đàn
- trăng (nghe) đàn
- trăng (ngắm) đàn

2. Nếu nhìn nguyệt cầm dưới dạng cấu trúc ẩn dụ, thì Nguyệt có thể là em: Nguyệt cầm = em đàn. Nguyệt cũng có thể là anh, và đàn là em:
- Anh (nghe) đàn
- Anh (nghe) em (đàn)
- Anh (ngắm) đàn
- Anh (ngắm) em (đàn)

Câu 3: Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rọn” (khổ 4),... là cảm giác của ai và toát ra từ đâu?

Hướng dẫn trả lời:

  • Cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rọn” (khổ 4),... là cảm giác của nhân vật trữ tình hay chính là nhà thơ Xuân Diệu, được toát lên từ một hồn thơ dạt dào cảm xúc tươi mới, sự hối hả, vội vàng đầy đắm say với tình yêu, với cảnh sắc, vẻ đẹp của “thời tươi” thì trong bài thơ này tuy vẫn đạt ào cảm xúc, song lại mang âm vị trầm buồn, chất chứa những nỗi suy tư, những bí mật không thể dãi bày, không thể tâm sự.

Câu 4: Chủ thể trữ tình trong bài thơ đã thể hiện cảm xúc gì khi lắng nghe tiếng đàn? Các chi tiết nào trong bài thơ cho thấy điều đó?

Hướng dẫn trả lời:

- Chủ thể trữ tình trong bài thơ đã thể hiện trầm buồn, chất chứa những nỗi suy tư, những bí mật không thể dãi bày, không thể tâm sự.

-  Trong không gian tuyệt sắc của không gian đêm trăng đó, vang vọng đâu đó tiếng đàn đầy u uẩn, bởi nó lạnh như nước, làm tái tê cõi lòng người nghe “Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi..”, câu thơ gợi cho người đọc liên tưởng cho người đọc liên tưởng đến một thứ âm thanh réo rắt, lạnh lẽo, khắc khoải đến tận tâm can. Và sở dĩ tiếng nhạc bi thương, réo rắt như thế là bởi chính chủ thể của tiếng đàn ấy đang đeo mối sầu không có người dãi tỏ “Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người”.

Câu 5: Xác định ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối. Chỉ ra mối liên hệ giữa những hình ảnh này, từ đó xác định cấu tứ của bài thơ.

Hướng dẫn trả lời:

- Trong bài thơ "Nguyệt cầm" của Xuân Diệu, hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai và bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba đều là những biểu tượng cho nỗi nhớ về một tình yêu xa xôi đã qua. Người phụ nữ là hình ảnh của người phụ nữ yêu và hy vọng chờ đợi, trong khi bến tầm dương là nơi nối vòng tay của người yêu xa xôi và trông chờ vào một ngày hẹn hò.

- Trong khi đó, sao Khuê ở khổ thơ cuối là hình ảnh của người phụ nữ đã đi vào quên lãng và trở thành một vì sao trên bầu trời. Sự so sánh này nhằm bày tỏ sự tiếc nuối về một tình yêu đã qua.

- Mối liên hệ giữa các hình ảnh này ở trong chủ đề tình yêu, nỗi nhớ và nỗi đau của một đời người. Bài thơ được xây dựng dựa trên cấu trúc 4 khổ, mỗi khổ có 7 chữ, tạo nên một sự cân đối và hài hòa trong từng câu thơ.

Câu 6: Xác định cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong bài thơ. Cách ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu đó đã tạo nên nhạc diệu như thế nào cho bài thơ và giúp bạn hình dung như thế nào về tiếng đàn nguyệt trong đêm lạnh?

Hướng dẫn trả lời:

- Một hồn thơ như thế không thể không viết về nhạc. Cảm hứng về nhạc của nhà thơ là đi mãi vào cái thế giới bên trong nhạc. Vào thế giới riêng của "Nguyệt Cầm", thi sĩ đã hoà tan vào một niềm thơ duy nhất, thành mối tương giao kỳ diệu giữa hồn người, hồn nhạc và hồn tạo vật.  

- Cách ngắt nhịp 2/2/3 vừa tạo nên nhạc tính nhuần nhị cho câu thơ vừa gợi lên một bức tranh đã có hình lại có thanh. Nếu ngôn ngữ là sợi dây đàn thì nhạc tính và âm điệu là những cung bậc thanh âm ngân lên từ sợi dây đàn ấy. Bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, Xuân Diệu tạo ra âm điệu cũng chính là tạo nên nhạc tính trong thơ. Từ đó dẫn dụ người đọc đi vào thế giới lung linh màu nhiệm của Nguyệt Cầm. 

- Việc sử dụng những từ láy và lặp lại chúng “long lanh”, “lung linh”… là một trong những biện pháp tạo nhịp điệu trong thơ. Nhịp điệu có vai trò quan trọng trong việc tạo nhạc tính trong thơ, đồng thời thể hiện một cách tinh tế những trạng thái cảm xúc của nhà thơ.

Bài tập sáng tạo: Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ.

Hướng dẫn trả lời:

  • "Nguyệt cầm" của Xuân Diệu là bài thơ mà tôi luôn tìm thấy một nét đẹp tinh tế và sâu sắc. Thơ ngắn nhưng đầy tình cảm này đưa ta vào một thế giới mộng mơ, nơi mà trong tiếng đàn nguyệt êm đềm, tình yêu được thể hiện qua những khung trời vắng lặng và giọng hát ngọt ngào của những người yêu nhạc. Tuy chỉ là một bản tình ca nho nhỏ, nhưng bài thơ lại vang lên một thông điệp lớn lao về tình yêu thương đầy sự chân thành và lãng mạn. Những câu thơ dễ hiểu nhưng lại chứa đựng sức mạnh to lớn, gửi gắm một thông điệp không hề nhỏ bé. Và khi đọc lại "Nguyệt cầm", tôi luôn cảm thấy hưng phấn và cảm thấy rộn ràng vì bài thơ đã truyền tới tâm hồn tôi cảm giác tình yêu và nỗi nhớ đầy vơi. Bài thơ nói lên sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc và tình yêu, mang lại một cảm xúc tuyệt vời cho những người yêu thơ.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Nguyệt cầm

Hướng dẫn trả lời:

- Giá trị nội dung:

Bài thơ Nguyệt cầm thể hiện sự giao cảm giữa hương sắc và thanh âm, giữa đất trời và cỏ cây, giữa vũ trụ và con người, giữa trần gian và âm cảnh. Thông qua bài thơ, ta thấy được trực giác mẫn cảm của Xuân Diệu, ông đã nắm bắt giây phút hội ngộ thiêng liêng giữa thực tại và siêu hình, giữa nội tâm và ngoại giới để đạt tới thăng hoa trong tác phẩm nghệ thuật.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Bài thơ Nguyệt Cầm của Xuân Diệu thuộc thể thơ 7 chữ.
  • Sử dụng thủ pháp xáo trộn hình ảnh, biến cái thực là “dây đàn” thành cái ảo là “trăng”.
  • Hình ảnh thơ cụ thể, sinh động, mang tính gợi rất cao.
  • Nhà thơ đã dùng âm thanh để miêu tả cái hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Nguyệt cầm.

Hướng dẫn trả lời:

  • Bài thơ Nguyệt Cầm là một thi phẩm đặc sắc của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Nội dung bài thơ như thế nào thì mời bạn đón đọc ngay sau đây.

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Nguyệt cầm.

Hướng dẫn trả lời:

1. Tác giả 

- Xuân Diệu (1916 – 1985) -  Ngô Xuân Diệu, quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp

- Năm 1927, ông học ở Quy Nhơn

- Năm 1937 ông ra Huế học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo

- Ông trở thành thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.

- Xuân Diệu là nhà thơ lớn và nổi bật nhất văn học Việt Nam, thơ của ông mang làn điệu tươi trẻ, cái nhìn về tuổi trẻ, về cuộc đời con người thấm đẫm trong máu của ông, ông ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt là tuổi trẻ. 

- Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ tình, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, mang ngôn ngữ tươi trẻ và ấm áp, ai cũng thấy được sự khác biệt trong sáng tác thơ văn của ông đầy mới mẻ.

- Tác phẩm chính: Các tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại từ thơ, văn xuôi, dịch thơ,…

  • Tiểu luận phê bình: Đi trên đường lớn, Và cây đời mãi xanh tươi, Mài sắt nên kim, Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ,…
  • Thơ: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Một khối hồng, Thanh ca, Tôi giàu đôi mắt, Riêng chung, Mẹ con, Ngôi sao, Sáng, Dưới sao vàng,…
  • Văn xuôi: Trường ca, Phấn thông vàng, Việt Nam trở dạ, Việt Nam nghìn dặm,Ký sự thăm nước Hung, Triều lên,…
  • Dịch thơ: Những nhà thơ Bungari, Thi hào Nadim Hitmet, Vây giữa tình yêu,...

2. Tác phẩm Nguyệt cầm 

- Thể loại: Thơ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 

- Nhịp thơ: 2/2/3

- Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm: Tác phẩm Nguyệt Cầm in trong tập “Gửi hương cho gió” tập thơ xuất bản năm 1945 - là tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của Xuân Diệu

Câu 4. Phân tích tác phẩm Nguyệt cầm.

Hướng dẫn trả lời:

Nhắc đến sự thành công của phong trào thơ mới, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ đến những cái tên như Chế Lan Viên, Huy Cận và đặc biệt là nhà thơ Xuân Diệu - Người được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Thoát ra khỏi lối mòn của thơ cũ, Xuân Diệu đã để lại cho đời cả một gia tài thơ khổng lồ. Trong thơ Xuân Diệu luôn có vai trò đặc biệt của cảm giác, cảm giác về cuộc sống xung quanh của nhà thơ muôn hình muôn vẻ, có khi là những điều lớn lao trong tình yêu, nhưng có khi là chỉ qua việc nghe “nguyệt cầm” nhà thơ đã tạo nên bao điều tinh tế. Bài thơ “Nguyệt cầm” là một trong những bài thơ thể hiện rõ sự tinh tế ấy.

Không khí bao trùm lên toàn bộ bài thơ là một vẻ lạnh, cái lạnh thấm sâu và xuyên suốt cả bài thơ, nó “thâm nhập” vào hồn người từ những câu thơ đầu:

“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân ...”

“Trăng nhập” như muốn nói lên rằng ở đây trăng là một linh hồn nhạy cảm, bơ vơ đang đi tìm chỗ nương tựa, linh hồn ấy đã nhập vào “dây cung nguyệt lạnh” càng làm cho cảm giác lạnh lẽo tăng thêm. Nếu “Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh” mở ra bối cảnh da diết thì “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần” dẫn đến niềm nhớ thương và sự phân chia nghìn trùng xa cách giữa hai bên. hai câu thơ vì thế mà trở thành cặp phạm trù song song đối đẳng.

Những thanh trắc nghe mà nức nở, kết hợp với những thanh bằng trùng tạo ra âm thanh trầm uất, sâu lăng. Những nhịp đứt đoạn, ngắt ngứ diễn tả một nỗi buồn u ẩn của những kiếp cầm ca. Những nốt đàn buồn chầm chậm mà đọng thành từng giọt như giọt lệ có âm thanh “ngân” lên nỗi buồn của ca nữ.

Chợt một cảm giác xâm chiếm nỗi buồn miên man khi bóng sáng lung linh bỗng rung mình:

“ Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh

Lung linh bóng sáng bỗng rung mình

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đêm rằm theo nước xanh”.

Câu thơ không nói đến hình ảnh con người, cảnh vật quá đỗi trong sạch, nỗi buồn được lan toả trong không gian thanh sáng thành ra như không có gì lấp vào được. Không thể vợi bớt đi mà cứ ngày càng tăng lên. Không có con người, không có âm thanh nào khác ngoài tiếng đàn, càng không có hơi ấm của cuộc sống. Chính tiếng đàn thánh thót mà trầm lắng kia dồn dập mà chậm rãi làm cho ánh trăng như đang run lên trong không gian quá rộng, quá trong:

“Linh lung bóng sáng bỗng rung mình”

2 câu thơ tiếp là nguyên nhân của tiếng đàn buồn, ra là thi nhân vân đang hướng tới con người. Nghe tiếng đàn “rơi”, trong ánh trăng, Xuân Diệu nghĩ ngay tới những kiếp người bạc mệnh. Số phận của họ có phải giống như tiếng đàn kia vang lên mong manh, lẽ loi rồi tan vào trong vũ trụ. Khi hạ bút viết từ “xanh” không biết thi nhân có thầy nhói trong tim mình, Nước “xanh” không phải một dòng nước trong trẻo, dịu êm; nước xanh là dòng nước vẫn còn mang cái vẻ hoang dại và vô tình của tạo hóa, lại là nơi đón những linh hồn còn màu xanh của sức tuổi trẻ. 

Không gian của bài thơ ngày càng khuya khoắt, thanh vắng hơn, dường như cái lạnh của đêm thu càng làm tăng thêm độ ngời sáng của ánh trăng:

“Thu lạnh càng thêm nguyệt tơ ngời

... Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người”.

Bài thơ có đến ba từ “lạnh”. Nhưng phải đến từ “lạnh” thứ ba này được đặt độc lập trong câu thơ mới thấy được cái lạnh toát ra mạnh mẽ nhất, đến người cũng cảm thầy hơi lạnh bốc lên, cái lạnh lọc trong ánh trăng, cái lạnh rùng mình. Giọt “lệ đàn” giờ thành nước, dòng nước tê lạnh cứ ngấm dần vào tìm người ta... Tiêng “trời ơi” vang lên như tiếng kêu tháng thốt của một tâm hồn mềm yếu trước cái lạnh ấy, cái rùng mình của một thân phận cô đơn giữa một thể giới tưởng như bao la, thế giới thiếu vắng con người, thể giới lạnh lẽo với đầy kí ức buồn.

Hai câu thơ tiếp đảo từ “long lanh” lên đầu cho ta thấy ánh sáng phát ra từ tiếng đàn, đọng vào sỏi đá. Cái cảm giác ấy lẽ ra phải được cảm nhận bằng thị giác nay “vang vọng” thì đã chuyển sang thính giác. Tiếng đàn đẹp nay lại là tiếng vang của những mối hận trong lòng. Câu thơ đưa ta về với bến Tầm Dương, với cảnh và tình ngày xưa để cảm nhận tiếng đàn ở mức độ tinh vi nhất: ánh trăng, nhạc và ánh sáng ... hoà vào nhau. Thế mới thấy năng lực tạo hình bằng âm thanh của Xuân Diệu đạt đến mức tài hoa như thế nào.

Tiếng đàn càng về khuya nghe càng rõ, càng dồn dập:

“Bốn bề ánh nhạc biển pha lê ...

Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê”

Không gian được bao quanh bởi tiếng đàn. tiếng đàn hoá thành đại dương, mỗi giọt âm thanh vừa là trăng, là bạc, là pha lê. Câu thơ như vút cao lên. Tuy nhiên, từ đầu bài thơ tới giờ đêm nhạc chỉ gây cho ta cảm giác ớn lạnh thì biển pha lê kia cũng là một bể sầu vô định, mênh mông, choáng ngợp mà trên đó có một chiếc đảo đang bơ vơ. Hai từ “bốn bề” được đặt ở đầu câu thứ nhất lặp lại ở cuối câu thứ hai vừa là đóng khung cuộc đời con người trong đó lại vừa mở ra một không gian vô tận, ở đó con người thật nhỏ bé, khó xác định, bị ngợp dần.

Giờ chỉ còn lại tiêng đàn sầu não với một tâm hôn bơ vơ. Không gian nín lặng đi vì xúc động. Nỗi buồn ngập tràn, lan tỏa, lắng sâu vào tâm hồn người đọc. Tiếng đàn ngân mãi, vang vọng vào cái không gian xa kia làm nó thêm vời vợi mà con người thì cứ nhỏ đi, chìm đi mãi.

Thế giới không có mặt trời ầy sao mà hoang vắng quá. Chỉ có những sợi ánh sáng le lói, những giọt âm thanh lấp lánh trên trang thơ, cái tài, Cái hồn của Xuân Diệu được đặt ở đó. Thơ Xuân Diệu là tiếng lòng của ông, thiên nhiên là tâm sự khỏa lấp khoảng trống trong tâm hồn ông. Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu mà thiên nhiên là hình thức biểu hiện của tình yêu đó, đó là nơi ông gửi gắm tâm trạng, những suy nghĩ khiến ông trăn trở. Khi ông thất vọng cô đơn, thiên nhiên lạnh lẽo trầm lắng, khi ông vội vã sống, vội vã yêu, thiên nhiên trở nên tươi sáng chan hòa. Tuy nhiên nếu như thả tâm hồn mình cũng ngập chìm trong đó, ta sẽ thấy vương vấn man mác một nỗi buồn không tên, mới nhìn tưởng như là muôn thuở nhưng nhìn kĩ thì nó lại mang dấu ấn của một lớp người, của một thời đại đã qua có thể nhận được sự cảm thông của nhiều thế hệ sau.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 11 bài 8, giải ngữ văn 11 sách cánh diều bài 8, Giải bài 8 Nguyệt cầm, bài 8 Nguyệt cầm

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net