CH1: Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B, giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.
A.THỂ LOẠI/ KIỂU VĂN BẢN | B. ĐẶC ĐIỂM |
Tùy bút/ tản văn | Lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ, |
Văn bản nghị luận | Không có cột truyện, giàu trữ tình và tính nhạc |
Truyện thơ dân gian | Thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu chất hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận…. |
Truyện thơ Nôm | Có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lí. |
Sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày ( dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu……) nhiều phương thức biểu đạt ( thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,….) | |
Văn bản thông tin tổng hợp | Thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX. |
Bi kịch | Cốt truyện đơn giản, nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người |
Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá. |
Hướng dẫn trả lời:
CH2: Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:
- Một văn bản truyện thơ
- Một văn bản bi kịch
Hướng dẫn trả lời:
Văn bản truyện thơ: "Lời tiễn dặn"
"Tiễn dặn yêu người yêu" là câu chuyện về cuộc sống của một đôi đôi trai gái người Thái với tình yêu sâu đậm, bền chặt nhưng không đến được bên nhau. Ban đầu, câu chuyện kể về kỷ niệm thân thiết khi họ còn nhỏ. Tuy nhiên, gia đình của cô gái thấy gia đình chàng trai nghèo khó nên đã ép buộc cô gái phải kết hôn với một người giàu có ở một vùng xa. Chàng trai mang trong lòng nỗi đau và buồn thương, bỏ sang Lào. Sau này chàng trai quyết định trở về vào ngày cưới của cô gái để khuyên nhủ người yêu giảm bớt nỗi đau, đắng cay. Cả hai hứa sẽ tìm mọi cách để được ở bên nhau. Tuy nhiên, không lâu sau đó, cô gái bị nhà chồng mang đi bán như một món hàng, cuộc sống của cô trở nên lận đận, không biết sẽ đi về đâu. Cuối cùng, cô được chồng thứ hai mang ra chợ để đổi lấy một chiếc bánh gói lá đồng. Hạnh phúc thay, người đổi lấy cô chính là chàng trai ngày xưa. Hai người hẹn ước ở bên nhau, sống hạnh phúc cho đến cuối đời.
Văn bản bi kịch: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
“Vĩnh biệt Cửu trùng đài” xoay quanh cuộc sống của nhân vật chính - Vũ Như Tô, ông bị bắt xây dựng Cửu Trùng đài để vua và các cung nữ vui chơi. Là một nghệ sĩ chân chính, Vũ Như Tô từ chối thực hiện mệnh lệnh của vua. Dưới sự thuyết phục của cung nữ Đam Thiềm, ông quyết định xây dựng Cửu Trùng đài với suy nghĩ tạo ra một công hùng vĩ đại và hoành tráng. Tuy nhiên, việc xây dựng Cửu Trùng đài đã gây ra nhiều tác hại cho dân dân, như tăng thuế, bạo hành và hành hạ những người chống đối. Quận công Trịnh Duy Sản, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, đã giết vua Lê Tương Dực cùng Vũ Như Tô và thiêu hủy Cửu Trùng đài.
CH3: Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây ( có thể tóm tắt dưới hình thức bảng):
- Tùy bút, tản văn
- Truyện thơ
- Bi kịch
Hướng dẫn trả lời:
Tuỳ bút, tản văn: biết được văn bản nói về cái gì, ý nghĩa sâu xa tác phẩm muốn gửi đến, nghệ thuật được sử dụng, chất trữ tình
Truyện thơ: nắm được cốt truyện, nhân vật trong truyện có vai trò gì, ngôn ngữ được sử dụng
Bi kịch: xác định chủ đề, mâu thuẫn trong truyện, phe của các nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại
CH4: Nêu một số điểm tương đồng, khác biệt về cách miêu tả, thể hiện nhân vật Thị Kính trong hai văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cố Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 10, tập một) và Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu ( trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 11, tập một)
Hướng dẫn trả lời:
- Điểm tương đồng: đều có 2 nhân vật là Thị Kính và Thị Mầu
- Điểm khác:
+ Thị Mầu lên chùa: sự trái ngược của 2 nhân vật => làm sáng nhân vật Thị Kính
+ Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu: Hình tượng nhân vật Thị Kính với vẻ đẹp nhân cách sáng ngời
CH5: Nêu và phân tích một đặc điểm chung nổi bật của nhân vật bi kịch thể hiện qua hai nhân vật Vũ Như Tô và Hăm lét trong các văn bản đã học ( trích Vũ Như Tô và Hăm-lét, sách Ngữ văn 11, tập một).
Hướng dẫn trả lời:
Điểm chung: sống có lí tưởng, làm mọi thứ để có thể bảo vệ lí tưởng của mình, không chịu khuất phục trước khó khăn, thử thách
CH6: Nêu ít nhất hai điểm tương đồng, một điểm khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tùy bút và tản văn ( minh họa bằng dẫn chứng lấy từ tác phẩm đã học, đã đọc).
Hướng dẫn trả lời:
Điểm tương đồng: có nguồn gốc từ thời trung đại, đều thuộc thể loại văn xuôi tự sự, trữ tình
Điểm khác biệt giữa tản văn và tùy bút:
Tản văn: phạm vi đề tài lớn hơn, văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Ví dụ: Trăng sáng trên đầm sen
Tuỳ bút: bộc lộ cái tôi của tác giả rõ hơn, mang nét phóng túng, coi trọng cảm xúc lên trên tất cả, dùng để miêu tả những sự việc mà con người chứng kiến. Ví dụ: Ai đã đặt tên cho dòng sông
CH7: Chỉ ra một số điểm khác biệt trong cách đọc hiểu một văn bản thông tin tổng hợp và đọc hiểu một văn bản nghị luận.
Hướng dẫn trả lời:
- Văn bản nghị luận: đầy đủ luận điểm, luận cứ, dẫn chứng, chủ yếu đi phân tích các tác phẩm, quan điểm
- Văn bản thông tin: chủ yếu là cung cấp thông tin => hiểu hơn về thông tin đó
CH8: Thế nào là các phương tiện phi ngôn ngữ? Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh họa bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.
Hướng dẫn trả lời:
- Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ nhằm làm cho thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
- Tác dụng: truyền tải thông tin rõ ràng giúp người đọc thu được thông tin một đầy đủ và đúng đắn nhất.
VD: Đồ gốm gia dụng của người Việt sử dụng các hình ảnh minh hoạ xuyên suốt bài => thông tin sinh động, dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.
CH9: Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng hình ảnh minh họa ( và các phương tiện phi ngôn ngữ khác, nếu có) ở hai văn bản sau:
- Đồ gốm gia dụng của người Việt ( theo Phan Cẩm Thương)
- Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI ( Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng)
Hướng dẫn trả lời:
- Điểm giống: Đều sử dụng hình ảnh để minh họa giúp người đọc hình dung dễ hơn về thông tin
- Điểm khác:
+ Đồ gốm gia dụng của người Việt: hình ảnh minh hoạ xuyên suốt giúp cho thông tin sinh động, dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.
+ Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI: sử dụng hình ở 1 đoạn cụ thể
CH10: Lập bảng tổng hợp những điểm đáng ghi nhớ về yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Hướng dẫn trả lời:
Phần mở đầu | Giới thiệu chung |
Phần nội dung chính | Khái quát được đối tượng |
Sắp xếp theo trình tự cụ thể | |
Nhấn mạnh điểm sáng, điểm đặc biệt | |
Đánh giá giá trị | |
Phần kết thúc | Nêu cảm xúc |
Cách trình bày và diễn đạt | Rõ ràng, mạch lạc |
Sử dụng kết hợp các yếu tố khác | |
Kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ | |
Rà soát các lỗi ngữ pháp |
CH11: Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về yêu cầu đối với kiểu bài khi viết:
Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
- Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( kịch bản văn học)
Hướng dẫn trả lời:
1. Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
| Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội |
Điểm giống | Đều phải khái quát đối tượng/vấn đề một cách khách quan | |
Điểm khác | Tập trung miêu tả đối tượng để làm nổi bật điểm đặc sắc | Đi từ cơ bản đến các phần triển khai ý nghiên cứu |
2. Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
| Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội |
Điểm giống | Đều khái quát chung về đối tượng một cách khách quan | |
Điểm khác | Nêu quan điểm người viết, đưa ra những ý đối lập | Đề cao kết quả nghiên cứu thu được |
3. Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học)
| văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) | Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( kịch bản văn học) |
Điểm giống | Đều phải giới thiệu khái quát đối tượng | |
Điểm khác | Tóm tắt khái quát về tác phẩm và đưa ra các đánh giá của bản thân | Ít luận điểm, chủ yếu là đề cập xung đột và vai trò của các nhân vật |
CH12: Lập bảng tổng hợp về các tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ đã học ở học kì I.
Hướng dẫn trả lời:
Cách giải thích nghĩa của từ | Giải thích nội dung nghĩa từng từ, từng thành tốt cấu tạo nên từ, tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa |
Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu | Theo trình tự rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu |
CH13: Viết đoạn văn (khoảng ba trăm chữ) bàn về một trong hai nội dung:
- Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.
- Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô ( kịch Vũ Như Tô), Hăm-lét (kịch Hăm-lét) nghĩ về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.
Hướng dẫn trả lời:
Trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" từ vở chèo "Quan Âm Thị Kính", nhân vật Thị Kính hiện lên là người phụ nữ xinh đẹp và tốt bụng, nhưng vì xuất thân nghèo nàn nên cô phải chịu đựng nỗi oan đau đớn. Ở đầu đoạn trích, Thị Kính đã gây lòng thương cảm cho người đọc bằng tấm lòng yêu thương chồng: khi chồng thức khuya học bài, cô cũng thức cùng để may vá; khi chồng ngủ quên, cô nhìn chồng và phát hiện rằng chiếc râu mọc ngược. Cảm thấy lo lắng cho chồng, cô đã dùng con dao cắt đi nhưng bị hiểu lầm và bị vu oan ám sát chồng. Trước nỗi oan khuất đau đớn đó, cô đã kêu oan rất đau lòng năm lần: "Oan con lắm mẹ ơi!", "Oan thiếp lắm chàng ơi!", "Oan con lắm cha ơi!". Bốn lần đầu tiên, cô chỉ nhận được sự ruồng rẫy và bị xua đuổi. Cha cô có lòng thông cảm nhưng không thể giúp được gì trước nỗi oan của con gái, vì Thị Kính là người "tình ngay lí gian" và bị khinh thường vì xuất thân từ một gia đình nghèo: cô bị Sùng bà túm tóc và chửi bới, và cuối cùng bị đuổi về nhà bố mẹ. Trong đoạn trích này, Thị Kính đại diện cho người dân thường, đặc biệt là phụ nữ, người phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Tương tự như ngày nay, nếu không có sự minh oan, con người sẽ phải sống trong định kiến và bị ruồng bỏ của xã hội chỉ vì một hiểu lầm mà không được minh oan.