CH1: Nhan đề của truyện ngắn gợi cho bạn những liên tưởng gì?
Hướng dẫn trả lời:
Nhan đề "Muối của rừng" gợi lên bức tranh không gian thiên nhiên khi rừng kết muối đầy bí ẩn, huyền ảo.
CH1: Chú ý quan sát, theo dõi hành động của gia đình khỉ từ khi ông Diểu bắn hạ khỉ bố.
Hướng dẫn trả lời:
Gia đình khỉ trở nên hỗn loạn, “con khỉ cái tiến đến gần con khỉ đực một cách thận trọng”, khiếp sợ, khỉ cái như muốn liều mạng với ông Diểu.
CH2: Vì sao ông Diểu sợ hãi "kinh hoàng" đến mức phải chạy trốn?
Hướng dẫn trả lời:
Bởi vì ông đã chứng kiến cảnh khỉ con rơi xuống vực sâu hun hút cùng tiếng rú thê thảm mà ông chưa từng nghe
CH3: Bạn đoán xem liệu ông Diểu có cứu được khỉ đực không?
Hướng dẫn trả lời:
Theo em dự đoán ông Diểu sẽ cứu con khỉ đực.
CH4: Hành động này của ông Diểu có gây bất ngờ cho bạn không?
Hướng dẫn trả lời:
Không bởi vì ông vốn là người với bản chất của tốt đẹp.
CH5: Kết truyện gợi cho bạn suy nghĩ về ý nghĩa của nhan đề truyện?
Hướng dẫn trả lời:
Tên truyện cho thấy những người sống hướng thiện, bản chất tốt đẹp luôn gặp điều may mắn
CH1: Hãy liệt kê các sự kiện chính của câu chuyện và cho biết:
a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ ngoại hình, hành động hay nội tâm; qua cái nhìn của ai, ngôi kể nào?
b. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy tạo ưu thế gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?
Hướng dẫn trả lời:
a. Chủ yếu từ hành động và nội tâm qua cái nhìn của tác giả
b. Tác dụng: tái hiện bao quát câu chuyện khiến người đọc dễ dàng hiểu được nội dung, hàm ý câu chuyện
CH2: Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy điểm gì đặc biệt trong mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình khỉ? Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện nét tính cách nào của nhân vật ông Diểu?
Hướng dẫn trả lời:
- Thể hiện mối quan hệ đặc biệt của các thành viên trong gia đình khỉ. Tình cảm huyết thống gắn bó, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ người thân.
- Chứng minh ông Diểu là một người có tấm lòng lương thiện và bản chất tốt đẹp.
CH3: Đọc kĩ đoạn “Sự hỗn loạn của cả đàn khỉ….lừa ông sao được?”, liệt kê các câu văn trong đoạn vào bảng sau và nhận xét về sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật (làm vào vở):
Lời người kể chuyện |
|
|
Lời nhân vật | Đối thoại |
|
Độc thoại |
|
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh dựa vào bảng gợi ý sau:
Lời người kể chuyện | - “Sự hỗn loạn … vừa làm điều ác” - “Ông Diểu rên lên khe khẽ” - “Ông Diểu tức giận giương súng… căm ghét” | |
Lời nhân vật | Đối thoại | “Chạy đi” |
Độc thoại | “Đồ gian dối…sao được?” |
- Nhận xét: khiến cho câu chuyện có góc nhìn đa chiều, rõ nét, các sự việc được khai thác rõ ràng hơn
CH4: Trong quan niệm của người kể chuyện, "muối của rừng" kết tinh từ đâu và chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết nào?
Hướng dẫn trả lời:
“Muối của rừng” kết tinh của lòng trắc ẩn, hướng thiện. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc tốt thì may mắn sẽ tới. Chủ yếu được gửi gắm qua hình ảnh ông Diểu buồn bã khi nhìn khỉ đực và sự xúc động khi chứng kiến mối quan hệ của gia đình khỉ: “Hoá ra…nặng nề”
CH5: Theo bạn, truyện ngắn "Muối của rừng" hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
"Muối của rừng" của Nguyễn Huy Thiệp hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện. Qua cuộc đi săn của ông Diểu, thông điệp nhân sinh đầy ý nghĩa hiện lên, đó là sự đấu tranh giữa thiện và ác, giữa con người và thế giới tự nhiên. Cuối cùng, hình tượng ông Diểu cũng ngời sáng phẩm chất tốt đẹp, hướng thiện.
CH6: Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) có những điểm tương đồng, khác biệt nào? Từ thời điểm sáng tác, bối cảnh văn hóa - xã hội của mỗi truyện, hãy lí giải sự tương đồng và khác biệt ấy?
Hướng dẫn trả lời:
- Điểm tương đồng: con người và thiên nhiên luôn cùng song hành => làm nổi bật thái độ của con người với thiên nhiên
- Điểm khác biệt :
+ “Muối của rừng” xây dựng tình huống để con người chủ động đàn áp thiên nhiên, gửi gắm thông điệp về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: từ bỏ việc xem thiên nhiên là thú vui để hòa hợp với tự nhiên.
+ “Chiều sương” xây dựng tình huống thiên nhiên dữ dội, mạnh mẽ quật ngã con người. Qua đó thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên luôn song hành, tương hỗ lẫn nhau.