Câu 1: Xác định đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật trong các văn bản truyện - truyện kí đã học bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Hướng dẫn trả lời:
Văn bản | Đề tài | Câu chuyện | Sự kiện | Nhân vật |
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự | Vẻ đẹp của người làm cách mạng thời Pháp thuộc | Tuấn cùng Quỳnh đã cùng nhau đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự Tuấn được trò chuyện, hỏi han và được cụ Phan khuyên dạy | Tuấn và Quỳnh đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự | Cụ Phan Bội Châu, Tuấn, Quỳnh |
Tôi đã học tập như thế nào | Sự quan trọng của việc đọc sách và tự học | Quá khứ nghịch ngợm khi còn nhỏ và cuộc gặp gỡ thay đổi cuộc đời và tư tưởng của Pê-xcop | Đức Giám mục xuất hiện Sự thay đổi của Pê-xcop | Pê-xcốp, Đức Giám mục, ông ngoại, bạn bè trong lớp, thầy cô |
Xà bông “con vịt” | Ca ngợi tấm lòng yêu nước | Quá trình gây dựng xưởng sản xuất xà bông Con vịt của Cai Tuấn và sự đàn áp của quân Pháp khiến ông không kinh doanh nổi | - Cai Tuất cùng một số nhân sĩ trí thức cùng nhau mở một cơ sở sản xuất xà bông thương hiệu Con vịt - ông Tuất đốt xưởng sản xuất để tỏ rõ lòng trung thành của mình với đất nước. | Cai Tuất, ông Giu-béc Chiếu, vợ Cai Tuất, ông Lê Văn Cửu, điền chủ Dương, vợ Điền chủ Dương, ông Trần Văn Thạnh... |
Câu 2: Yếu tố hư cấu có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong các văn bản: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (Nguyễn Vỹ), Tôi đã học tập như thế nào (M.Gor-ki), Xà bông "con vịt" (Trần Bảo Định).
Hướng dẫn trả lời:
- Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự: tái hiện hình tượng nhân vật lịch sự một cách chân thật, thể hiện tầm ảnh hưởng của cụ Phan đối với lớp thanh niên
- Tôi đã học tập như thế nào: khắc hoạ rõ nét tính cách, quá trình phát triển của nhân vật một cách sinh động
- Xà bông Con Vịt: làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, sinh động hơn
Câu 3: Trong phần đầu tác phẩm: "Tôi đã học tập như thế nào?", cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan-phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau:
- Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chú bé? Hay bêu mưa lắm, phải không?
- Con học theo thánh thi à? Ai dạy? Ông có hiền không? Ác à? Lẽ nào? Những con nghịch lắm phải không?
Khi đọc các lời thoại trên, bạn có thể nghe được giọng nói của những ai? Do đâu mà các lời thoại tạo được hiệu quả như vậy
Hướng dẫn trả lời:
Các lời thoại trên cho thấy giọng nói của Đức giám mục Cri-xan-phơ và Pê-xcốp về chuyện học tập của Pê-xcốp. Nhờ vào việc đưa ra những câu hỏi đi thẳng vào vấn đề, làm rõ tình huống truyện.
Câu 4: Với những trải nghiệm trong quá trình đọc sách và học tập của mình, bạn có tin rằng: "mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên" độc giả đang "tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy" không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Em đồng ý với nhận định trên. Câu nói đề cao tầm quan trọng của việc đọc sách đối với đời sống con người. Sách giúp con người thay đổi nhận thức và phát triển toàn diện về nhân cách, thái độ, lý tưởng sống, giúp chúng ta có định hướng rõ ràng trong tương lai. Nhân vật trong tác phẩm chính là một minh chứng.
Câu 5: Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý những điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Hiểu rõ vấn đề nghị luận để biết sẽ đề cập những gì để làm sáng luận điểm
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người tham gia
- Ghi chép ý kiến để bổ sung, phát triển ý
- Giữ thái độ tự tin, cầu thị
Câu 6: Viết đoạn văn ghi lại một hồi ức đáng nhớ hoặc nêu ý kiến về tầm quan trọng của kí ức trong đời sống tinh thần của con người. Sau đó, kiểm tra đoạn văn (của mình và bạn cùng nhóm), chỉ ra các câu sai và nêu cách sửa (nếu có).
Tham khảo:
Quê hương và kí ức tuổi thơ là những kỷ niệm đẹp và đáng nhớ nhất trong cuộc sống của mỗi người. Kí ức tuổi thơ là những kỷ niệm về thời điểm chúng ta còn nhỏ, hồn nhiên. Mỗi người đều có những ký ức tuổi thơ riêng, mang lại cho chúng ta những bài học quý giá. Những ký ức này gắn liền với gia đình, bạn bè và những gì xung quanh ta. Kí ức tuổi thơ đã qua đi thì không thể lấy lại được, nhưng chúng ta hãy sống và trân trọng những kí ức đó bằng tình cảm chân thành nhất. Chính những điều đó đã giúp chúng ta trưởng thành và mang đến những bài học quý giá. Tuy nhiên, trong cuộc sống, cũng có những ký ức đau buồn mà chúng ta muốn quên đi. Có những người còn ít ký ức để nhớ về, nhưng chúng ta hãy cố gắng rèn luyện bản thân và giữ những ký ức tốt đẹp nhất từ thời ấu thơ. Cuộc sống ngắn, thời gian là hữu hạn, hãy trân trọng những kí ức tươi đẹp mà bạn đã có và sống với những điều tốt đẹp nhất để có một cuộc sống trọn vẹn.