Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:.../…/…
Ngày dạy: .../…/…
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4
I . MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực riêng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở chủ đề 4, trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đã được học: Thế nào là sinh sản? Nêu một số ứng dụng về sinh sản ở sinh vật trong thực tiễn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nhớ lại kiến thức đã học và trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- HS giơ tay trả lời câu hỏi:
+ Sinh sản là quá trình sinh vật tạo ra các cá thể mới mang đặc điểm của loài, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
+ Ứng dụng sinh sản ở thực vật: giâm, ghép, chiết cành, tách củ, nuôi cấy mô tế bào thực vật, tạo giống lúa ST25 chất lượng tốt, năng suất cao…
+ Ứng dụng sinh sản ở động vật: thụ tinh nhân tạo, chọn lọc tinh trùng để điều khiển giới tính cá rô phi…
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
⮚ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Trong chủ đề 4, chúng ta đã được tìm hiểu về sinh sản ở sinh vật. Để củng cố các kiến thức đã hỏi trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau Ôn tập chủ đề 4.”
Hoạt động: Ôn tập chủ đề 4
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), tổ chức thi đua giữa các nhóm thực hiện nhiệm vụ như sau: Quan sát sơ đồ mục I tr.150 (Đính kèm dưới hoạt động), thảo luận trả lời câu hỏi và bài tập tr.151 SGK. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm quan sát sơ đồ, trả lời câu hỏi và bài tập tr.151 SGK một cách nhanh nhất. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm thi đua trả lời các câu hỏi. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả và thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Câu hỏi và bài tập HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP (ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 2). |
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Ôn tập chủ đề 4 Câu 1. Giải thích tại sao trong thực tiễn sản xuất giống cây trồng, người ta ưu tiên áp dụng biện pháp giâm cành hoặc nuôi cấy mô tế bào đối với cây bạch đàn, keo, hoa hồng, ghép mắt đối với cây hồng ăn quả, lai hữu tính với cây ngô. - Trong thực tiễn sản xuất giống cây trồng, người ta ưu tiên áp dụng biện pháp giâm cành hoặc nuôi cấy mô tế bào đối với cây bạch đàn, keo, hoa hồng vì vừa nhằm nhân nhanh giống cây trồng với số lượng lớn, vừa giữ được các đặc tính của cây mẹ, đối với biện pháp nuôi cấy mô còn giúp cây giống sạch bệnh, cây con đồng đều, đem lại hiệu quả kinh tế cao,… - Ưu tiên áp dụng biện pháp ghép mắt đối với cây hồng ăn quả vì nhằm thu được các đặc tính tốt vào cùng một cây, cho ra cây ghép mang sản phẩm từ các cây khác nhau; cho năng suất cao, chất lượng tốt. - Ưu tiên áp dụng biện pháp lai hữu tính với cây ngô vì nhằm chọn và tạo được giống cây trồng mới mang các tính trạng tốt, cải thiện năng suất cây trồng.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác