Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ
BÀI 23. CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
I . MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể. Từ đó chứng minh được cơ thể là một hệ thống mở tự điều chỉnh.
Năng lực chung
- Năng lực tự học – tự chủ: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể và mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức sinh học: Trình bày được mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Chứng minh được cơ thể là hệ thống mở tự điều chỉnh.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể và mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.
- Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.
- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Các hình 23.1 – 23.4 SGK.
- Video về cách thực vật duy trì cân bằng nội môi: https://study.com/learn/lesson/homeostasis-plants-overview-regulation-examples.html
- SHS sinh học 11 Cánh diều.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi Khởi động tr.152 SGK: Khi đá bóng, các cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể cầu thủ đã tham gia vào hoạt động này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi Khởi động.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- GV mời 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi:
+ Khi cầu thủ chơi bóng đá, có sự phối hợp hoạt động những cơ quan, hệ cơ quan như hệ cơ, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh trong cơ thể. Mỗi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thực hiện các chức năng cụ thể của cơ thể. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau có mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng phối hợp hoạt động.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
⮚ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Nhờ sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, các quá trình sinh lí trong cơ thể mà sinh vật có thể tồn tại và thích nghi dưới tác động của môi trường sống. Vậy mối quan hệ đó diễn ra như thế nào? Cơ thể có những cơ chế nào để thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu– Bài 23. Cơ thể là một thể thống nhất.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share, yêu cầu HS đọc thông tin mục I, quan sát hình 23.2, 23.3, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi sau: Hãy lấy ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 23.2, 23.3 và thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu đại diện 1 - 2 HS trả lời. - HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét và kết luận. - GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | I. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể 1. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật - Các cơ quan, các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. - Tương quan giữa các hormone thực vật điều tiết mối liên hệ giữa các quá trình sinh lí cũng như các hoạt động sinh trưởng, phát triển của các cơ quan, cơ thể. Ví dụ: Trong quá trình quang hợp, lá cây thu nhận ánh sáng mặt trời và CO2 từ không khí, còn hệ rễ hút nước và các chất khoáng từ đất. Quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật có mối quan hệ chặt chẽ. Chính sản phẩm của quang hợp (chất hữu cơ và O2) lại là nguyên liệu cho quá trình hô hấp tế bào. CO2 và H2O tạo ra trong hô hấp tế bào lại được dùng cho quang hợp, Nhờ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng mà cơ thể thực vật sinh trưởng, phát triển, sinh sản và đáp ứng với môi trường. - Khi một quá trình sinh lí tại một cơ quan nào đó bị rối loạn cũng sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí khác, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể. Ví dụ: Khi cây không được cung cấp đủ nước, áp suất thẩm thấu trong các tế bào rễ tăng lên, lượng nước vận chuyển lên cơ quan phía trên giảm, dẫn tới khí khổng đóng làm quá trình thoát hơi nước ở lá bị suy giảm, kéo theo sự hấp thụ CO2 giảm xuống, hoạt động quang hợp bị ảnh hưởng. Đồng thời, hàm lượng nước trong tế bào giảm xuống ảnh hưởng tới trạng thái keo cũng như hoạt độ enzyme. Cây bị thiếu nước kéo dài sẽ giảm sinh trưởng, phát triển, thậm chí có thể bị chết. 2. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể động vật - Các cơ quan, hệ cơ quan, quá trình sinh lí trong cơ thể động vật cũng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau và chịu sự điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động bởi hệ thần kinh và hệ nội tiết. Ví dụ: Khi chạy, sút bóng, hệ vận động hoạt động mạnh nên tế bào cơ tăng sử dụng O2, tăng thải CO2, tăng sinh nhiệt → tác động lên các thụ thể và kích thích các trung khi điều hòa tim mạch, hô hấp, thân nhiệt ở trung ương thần kinh, làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng bài tiết mồ hôi… - Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan khác, từ đó ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí, sự sinh trưởng, phát triển của toàn bộ cơ thể. Ví dụ: Nếu bị hở van tim giữa tâm nhĩ và tâm thất bên trái (hở van hai lá) sẽ làm giảm khả năng cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó tác động đến cơ chế điều hòa thần kinh làm tăng nhịp tim, tăng nhịp hô hấp, giảm hoạt động bài tiết nước tiểu, giảm hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm khả năng sinh trưởng của cơ thể. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ thể là một hệ thống mở, tự điều chỉnh
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 HS. - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục II SGK tr.153 - 154 kết hợp với kiến thức đã học, trả lời câu hỏi sau: + Tại sao cơ thể sinh vật là một hệ thống mở, tự điều chỉnh? + Nêu ví dụ về hệ thống mở và sự tự điều chỉnh ở thực vật và động vật. - GV củng cố kiến thức thông qua video về cách thực vật duy trì cân bằng nội môi: https://study.com/learn/lesson/homeostasis-plants-overview-regulation-examples.html Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục II và thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét và kết luận. - GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. | II. Cơ thể là một hệ thống mở, tự điều chỉnh 1. Cơ thể là một hệ thống mở - Hệ thống mở là hệ thống có sự trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin với môi trường xung quanh. - Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở vì giữa cơ thể và môi trường sống luôn có sự trao đổi, tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. + Thực vật thu nhận nước, chất khoáng, CO2 và ánh sáng từ môi trường, tạo chất hữu cơ và thải O2 ra môi trường. + Động vật lấy O2 qua hệ hô hấp, chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa và thải ra ngoài môi trường CO2, chất thải, chất thừa, chất không cần thiết qua hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết. 2. Cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh - Hệ thống tự điều chỉnh là hệ thống có khả năng duy trì sự cân bằng động các chỉ số của hệ thống. - Cơ thể sinh vật có khả năng tự điều chỉnh thông qua cơ chế điều hòa. + Ở thực vật, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua điều hòa tương quan hormone thực vật dưới sự kiểm soát của bộ máy di truyền và các yếu tố môi trường. Tự điều chỉnh được thực hiện nhờ cơ chế liên hệ ngược. Ví dụ: Quá trình thoát hơi nước của cây diễn ra do khí khổng mở khi có ánh sáng. Tuy nhiên vào buổi trưa những ngày nắng nóng, lượng nước thoát ra quá nhiều dẫn tới cây thiếu nước, abscisic acid được tổng hợp, khí khổng đóng lại, giảm sự thoát hơi nước, giúp cây tránh bị mất nước. Ở thực vật C3, quá trình quang hợp diễn ra mạnh khi cường độ ánh sáng mạnh. Nhưng khi hàm lượng CO2 trong môi trường quá thấp, enzyme rubisco thể hiện hoạt tính decarboxylase → quang hợp ngừng lại trong khi quang hô hấp diễn ra. + Ở động vật, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua quá trình điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết theo cơ chế liên hệ ngược. → Giúp cơ thể hoạt động như một thể thống nhất thích nghi với môi trường. Ví dụ: Hệ thống tim mạch, não bộ, hệ hô hấp và cơ bắp phối hợp hoạt động giúp cơ thể duy trì nhiệt độ bên trong ổn định. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng, các mạch máu trên da dãn ra, cho phép nhiều máu lưu thông hơn gần bề mặt da. Điều này giúp nhiệt tản ra qua da và ra không khí xung quanh. Da cũng có thể tiết mồ hôi nếu cơ thể quá nóng; khi mồ hôi bay hơi sẽ giúp làm mát cơ thể. Thở nhanh cũng có thể giúp cơ thể loại bỏ nhiệt lượng dư thừa. Hít thở sâu trong khi tập thể dục cũng là một cách cơ thể nhận được nhiều O2 hơn, cung cấp đến các cơ của người tập thể dục và loại bỏ lượng CO2 thừa do cơ tạo ra. |
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: