Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 24. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ
I . MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể và triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
Năng lực chung
- Năng lực tự học – tự chủ: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức về một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể để trả lời các câu hỏi thực tiễn.
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức sinh học: Nêu được một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể và triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Mô tả một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể và triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể và triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
- Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.
- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Các hình 24.1 – 24.3 SGK.
- Video giới thiệu về một nghề nghiệp/công việc: https://youtu.be/9ND7htRShkk.
- Phiếu học tập số 1: Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể.
- Phiếu học tập số 2: Triển vọng của lĩnh vực sinh học cơ thể thực vật, động vật và người.
- SHS sinh học 11 Cánh diều.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi Khởi động tr.155 SGK: Kiến thức về sinh học cơ thể có thể được sử dụng trong các ngành nghề nào trong đời sống? Tương lai của ngành nghề bảo vệ – chăm sóc sức khỏe con người là gì?
- GV có thể cho HS xem video giới thiệu về một nghề nghiệp/công việc: https://youtu.be/9ND7htRShkk và đặt các câu hỏi để HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nghề nghiệp được giới thiệu trong video là gì?
+ Người thực hiện nghề này đang làm việc ở đâu?
+ Nghề nghiệp này đòi hỏi có những kiến thức gì?...
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi Khởi động.
- GV khéo léo gợi ý về một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- GV mời 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi:
+ Trong đời sống, kiến thức về sinh học cơ thể có thể được sử dụng trong các ngành nghề như: Y học - Chăm sóc sức khỏe; chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản; trồng trọt, lâm nghiệp, môi trường; đào tạo khoa học công nghệ;…
+ Tương lai của ngành nghề bảo vệ - chăm sóc sức khỏe con người là nghiên cứu, tìm ra các giải pháp mới được áp dụng trong khám chữa bệnh, kết hợp với công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo; giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao tuổi thọ của con người.
+ Nghề nghiệp trong video là bác sĩ y khoa, đang công tác tại Bệnh viện sản nhi Bắc Giang…
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
- GV ghi lên bảng các ý kiến của HS.
⮚ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Các ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể (thực vật, động vật và người) đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, lĩnh vực sinh học cơ thể đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Vậy, các nghề nghiệp trong lĩnh vực này đòi hỏi những yêu cầu gì? Và lĩnh vực này có những triển vọng gì trong tương lai? Để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu – Bài 24. Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS. - GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin mục I, quan sát hình 24.1 - 24.2 tr.155 - 157 và hoàn thành Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới Hoạt động 1). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 24.1, 24.2 và thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Nhóm HS treo phiếu học tập lần lượt cho tất cả HS quan sát. - Mỗi nhóm cử 2 HS đại diện làm giám khảo, chấm và chỉnh sửa Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động) với sự giám sát của GV, Lớp trường (trọng tài) và Lớp phó học tập (thư kí). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét và kết luận. - GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | I. Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể - Sinh học cơ thể tập trung nghiên cứu các đặc tính cơ bản của cơ thể như chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, tính cảm ứng và thích nghi với môi trường sống của sinh vật. - Các kiến thức về Sinh học cơ thể rất cần thiết trong nhiều ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau: + Y học, chăm sóc - bảo vệ sức khỏe
Bác sĩ y khoa Điều dưỡng + Chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản Bác sĩ thú y Kĩ thuật viên + Trồng trọt, lâm nghiệp, môi trường
Kĩ sư môi trường Nhà nuôi cấy mô + Đào tạo, khoa học công nghệ
Giáo viên Nhà động vật - Trong xã hội hiện nay và tương lại, nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của con người; nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng cao ngày càng tăng cao → các vị trí việc làm ở các lĩnh vực có liên quan đến Sinh học cơ thể ngày càng nhiều. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể Câu 1. Những đặc tính nào của sinh vật được tập trung nghiên cứu trong sinh học cơ thể? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 2. Kiến thức sinh học cơ thể cần thiết trong những lĩnh vực nào? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu 3. Quan sát hình 24.1, cho biết kiến thức sinh học cơ thể có tiềm năng như thế nào trong việc lựa chọn nghề nghiệp. .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Câu 4. Quan sát bảng 24.1 và kể tên ít nhất một nghề nghiệp thuộc bốn nhóm lĩnh vực trong hình 24.1 và cho biết hoạt động nghề nghiệp theo bảng sau:
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể Câu 1. Những đặc tính nào của sinh vật được tập trung nghiên cứu trong sinh học cơ thể? - Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, tính cảm ứng và thích nghi với môi trường sống của sinh vật. Câu 2. Kiến thức sinh học cơ thể cần thiết trong những lĩnh vực nào? - Y học, chăm sóc - bảo vệ sức khỏe, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp, môi trường, đào tạo, khoa học công nghệ… Câu 3. Quan sát hình 24.1, cho biết kiến thức sinh học cơ thể có tiềm năng như thế nào trong việc lựa chọn nghề nghiệp. - Người có kiến thức sinh học cơ thể có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp đa dạng trong nhiều lĩnh vực (y học, chăm sóc - bảo vệ sức khỏe, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp, môi trường, đào tạo, khoa học công nghệ…) có thể làm việc ở nhiều nơi khác nhau (quản lí nhà nước, viện nghiên cứu, trường đào tạo, các đơn vị dịch vụ, sản xuất…). Câu 4. Quan sát bảng 24.1 và kể tên ít nhất một nghề nghiệp thuộc bốn nhóm lĩnh vực trong hình 24.1 và cho biết hoạt động nghề nghiệp theo bảng sau:
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về triển vọng của lĩnh vực sinh học cơ thể thực vật, động vật và người trong tương lai
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức cho HS tiếp tục hoạt động nhóm. - GV yêu cầu nhóm HS đọc thông tin mục II SGK tr.157 - 158 và hoàn thành Phiếu học tập số 2 (Đính kèm dưới hoạt động). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục II và thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV quan sát, hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét và kết luận. - GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. | II. Triển vọng của lĩnh vực sinh học cơ thể thực vật, động vật và người trong tương lai - Trong tương lai, các ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể thực vật, động vật và người đều có sự kết hợp với công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa. - Trên đối tượng thực vật + Nhân giống công nghệ cao Nhân giống sâm Ngọc Linh + Hệ thống canh tác an toàn, hữu cơ Sử dụng đèn LED điều khiển hoa trái vụ - Trên đối tượng động vật: nhân giống động vật Nhân bản vô tính lợn Ỉ - Rất nhiều giải pháp mới đã nghiên cứu và áp dụng trong khám chữa bệnh ở người Phòng bệnh bằng vaccine Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị xơ gan - Trong tương lai, nhờ sự kết hợp với công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, các lĩnh vực sinh học cơ thể hướng tới: (1) nông nghiệp an toàn, thông minh; (2) sản xuất giống cây trồng, vật nuôi với công nghệ cao; (3) khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe với sự hỗ trợ của các phần mềm kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo, liệu pháp tế bào gốc và vaccine, kháng thể đơn dòng; (4) nuôi cấy hoặc sản xuất các thiết bị thay thế cho các cơ quan bị khuyết thiếu hoặc không hoạt động của cơ thể người; (5) sinh học vũ trụ, đại dương; (6) phỏng sinh học. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác