Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 18: CHĂN NUÔI THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
Sau bài học này, HS sẽ phân tích được quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP
Năng lực chung:
Năng lực công nghệ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau:
VietGap chăn nuôi là gì? Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap mang lại lợi ích gì? Quy trình chăn nuôi như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra những nhận định ban đầu
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 18: Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap
Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm VietGAP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I trong SGK, nêu khái niệm và ý nghĩa của tiêu chuẩn VietGAP. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời Khám phá mục I SGK trang 92: Em hãy cho biết lợi ích của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu, thảo luận thông tin mục I SGK trang 92 và trả lời Khám phá- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận và trả lời Khám phá - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới. | I - Khái niệm - "VietGAP" là viết tắt của "Vietnamese Good Agricultural Practices" - thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. - “VietGAP” chăn nuôi" hay "VietGAHP" là quy trình thực hành chăn nuôi tốt tại Việt Nam, nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trả lời Khám phá mục I SGK trang 92: Lợi ích của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: - Đảm bảo vật nuôi được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. - Đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. - Bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm, cho HS nghiên cứu mục II SGK, quan sát Hình 18.1-3; hoàn thành nhiệm vụ sau: - Vòng chuyên gia: Mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Tìm hiểu cách chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi; Chuẩn bị con giống + Nhóm 2: Tìm hiểu về nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi và quản lí dịch bệnh. + Nhóm 3: Tìm hiểu Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường; Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và Kiểm tra nội bộ Yêu cầu các nhóm làm việc trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm mình một lượt, như là chuyên gia. - Vòng 2: Nhóm mảnh ghép + Thành lập nhóm mảnh ghép: mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia + Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia. + Nhóm mảnh ghép thảo luận và trả lời Khám phá mục II.1 SGK trang 93: Vì sao vị trí xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi VietGAP cần phải xa khu dân cư và đường giao thông? Khám phá mục II.3 SGK trang 93: Vì sao phải khử trùng chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi trước và sau mỗi lứa nuôi? Khám phá mục II.5 SGK trang 94: Quan sát Hình 18.3 và mô tả mô hình xử lí chất thải trong chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn VietGAP. Khám phá mục II.6 SGK trang 94: Em hãy cho biết mục đích của việc kiểm tra nội bộ trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thảo luận mục II theo nhóm, quan sát Hình 18.1-3 hoàn thành nhiệm vụ, trả lời Khám phá - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, trả lời Khám phá - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới. | II. Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP 1. Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi - Vị trí xây dựng trang trại chăn nuôi phải cách xa khu dân cư và đường giao thông tối thiểu 100 m. - Trang trại phải có đủ nguồn nước sạch phục vụ chăn nuôi và xử lí môi trường. - Cần bố trí các khu chức năng riêng biệt và các công trình cấp nước, khu xử lí chất thải. - Bố trí hố hoặc phòng khử trùng tại cổng ra vào và các khu chuồng nuôi. - Xung quanh khu vực chăn nuôi cần có tường rào ngăn cách với bên ngoài. - Chuồng nuôi phải có sơ đồ thiết kế, phù hợp với từng lứa tuổi vật nuôi và mục đích sản xuất, đảm bảo thông thoáng, dễ dàng vệ sinh. Trả lời Khám phá mục II.1 SGK trang 93: Vị trí xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi VietGAP cần phải xa khu dân cư và đường giao thông để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh lây lan dịch bệnh. 2. Chuẩn bị con giống - Con giống cần có nguồn gốc rõ ràng và tiêm vaccine đầy đủ. - Áp dụng phương thức quản lí "cùng vào - cùng ra" theo thứ tự ưu tiên: cả khu, từng dãy, từng chuồng, từng ô. 3. Nuôi dưỡng và chăm sóc - Sử dụng thức ăn và nguồn nước an toàn. - Mặc quần áo, giày bảo hộ phù hợp và thực hiện biện pháp khử trùng khi vào trang trại. - Định kì phun thuốc khử trùng, vệ sinh hệ thống cống rãnh. - Rửa sạch và khử trùng chuồng nuôi, thiết bị trong chuồng trước và sau mỗi đợt nuôi. Trả lời Khám phá mục II.3 SGK trang 93: Phải khử trùng chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi trước và sau mỗi lứa nuôi để đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh. 4. Quản lí dịch bệnh - Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi. - Theo dõi sức khoẻ vật nuôi, thực hiện phòng, trị bệnh đúng quy trình. - Có hồ sơ theo dõi toàn bộ diễn biến về dịch bệnh và thuốc điều trị cho vật nuôi. 5. Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường - Thu gom chất thải rắn hàng ngày và xử lý để không gây ô nhiễm môi trường. - Dẫn chất thải lỏng đến khu xử lí bằng đường thoát riêng và xử lí trước khi thải ra môi trường bằng hoá chất hoặc phương pháp xử lí sinh học. Trả lời Khám phá mục II.5 SGK trang 94: Mô tả mô hình xử lí chất thải trong chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn VietGAP: Chất thải rắn được thu gom, đưa tới hầm biogas xử lí để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Khu xử lí trong hầm biogas tạo thành nhiên liệu dùng trong đun nấu, phần còn lại được dùng làm phân bón, nước tưới cho cây trồng. Chất thải được 6. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc - Trang trại chăn nuôi phải có sổ ghi chép, lưu trữ thông tin trong quá trình chăn nuôi. - Tất cả các ghi chép được theo dõi và lưu trữ tại trang trại ít nhất 12 tháng. 7. Kiểm tra nội bộ - Tổ chức kiểm tra nội bộ ít nhất 1 lần/năm với nội dung rà soát lại từng hoạt động của trại. - Xem xét tính phù hợp với các nội dung của Quy trình chăn nuôi VietGAP. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác