Soạn mới giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức bài 8: Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội

Soạn mới Giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức bài Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 8: THỰC HÀNH NÂNG CAO SỬ DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI           

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Biết đánh dấu và phân loại thư điện tử.
  • Khai thác được một số chức năng nâng cao của mạng xã hội
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nâng cao kĩ năng sử dụng thư điện tử và mạng xã hội.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện phẩm chất kiên trì và cẩn thận.
  • Chăm chỉ, năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, vận dụng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Các liên kết để thảo luận trực tuyến hoặc giấy A0, A1.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Đặt HS vào tình huống thực tiễn chứa đựng vấn đề cần giải quyết.
  3. b) Nội dung: GV đặt tình huống để HS nêu cách xử lí của mình về vấn đề đó.
  4. c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề: Thư điện tử trong hộp thư (Inbox) thường được hiển thị theo trình tự thời gian thư được gửi tới. Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những cách giúp em tìm đọc lại được những thư em đã nhận trước đây.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Gợi ý trả lời: Em có thể đánh dấu thư quan trọng và phân loại thư điện tử.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới - Bài 8: Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội.

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Đánh dấu và phân loại thư điện tử

  1. a) Mục tiêu: Từ hoạt động đọc và tự học:

- HS tìm hiểu và tạo được các dấu hiệu quan trọng trong Gmail.

- HS tìm hiểu và tạo được nhãn trong Gmail, gán nhãn cho các thư trong hộp thư đến Gmail.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS các thao tác đánh dấu thư quan trọng và cách tìm kiếm; cách sắp xếp, phân loại thư trong Gmail bằng Nhãn.
  2. c) Sản phẩm: HS đánh dấu và phân loại được thư điện tử.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thực hiện các yêu cầu sau:

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu dấu hiệu thư quan trọng trong Gmail

+ Nhóm 1: Yêu cầu làm việc trên phần mềm Powerpoint:

●     Trình bày các dấu hiệu thư quan trọng của Gmail.

●     Dựa vào Hình 8.1 trong SGK, em hãy chỉ ra những dấu hiệu thư được đánh dấu quan trọng.

 + Nhóm 2: Yêu cầu làm việc trên phần mềm điện tử Gmail

●     Thao tác các bước thực hiện phân loại thư điện tử.

●     Tìm kiếm thư quan trọng theo yêu cầu.

+ Nhóm 3: Yêu cầu làm việc trên phần mềm Powerpoint

●     Trình bày các dấu hiệu thư quan trọng trong phần mềm thư điện tử khác.

* Nhiệm vụ 2: Sắp xếp, phân loại thư trong Gmail bằng Nhãn

+ Nhóm 4: Yêu cầu làm việc trên phần mềm Powerpoint

●     Trình bày Nhãn (Label) dùng để làm gì.

●     Phân biệt được Nhãn và Thư mục.

●     Trình bày các bước tạo Nhãn.

+ Nhóm 5: Yêu cầu làm việc trên phần mềm Gmail

●     Thao tác các bước thực hiện tạo Nhãn trong phần mềm Gmail.

●     Gán được nhãn cho các thư có trong hộp thư đến.

- Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, GV thao tác lại các bước thực hiện chuẩn để làm mẫu cho HS. GV yêu cầu HS thực hiện lại các bước của từng nhiệm vụ cho thành thục.

- GV cho HS củng cố kiến thức bằng cách tìm hiểu và hoàn thành yêu cầu sau:

Khám phá phân loại thư bằng dấu sao. Nhận xét, so sánh ưu, nhược điểm với cách phân loại thư bằng dấu quan trọng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS trao đổi, thảo luận để thực hiện được các nhiệm vụ GV đưa ra.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV cho các nhóm HS trình bày kết quả.

- HS còn lại quan sát, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV đánh giá kết quả hoạt động của HS, chuyển sang nhiệm vụ thực hành tiếp theo.

1. Đánh dấu và phân loại thư điện tử

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu dấu hiệu thư quan trọng trong Gmail

- Các dấu hiệu thư quan trọng của Gmail: người gửi và tần suất gửi cho một người; thư điện tử được mở và trả lời; từ khóa có trong thư điện tử thường xuyên đọc; thư điện tử được gắn dấu sao, lưu trữ hoặc xóa...

- Hình 8.1 được đánh dấu quan trọng màu vàng.

- Các bước phân loại thư điện tử:

+ Bước 1: Vào hộp thư đến, di chuyển con trỏ chuột vào dấu quan trọng màu vàng để biết lí do thư đó được đánh dấu là quan trọng.

+ Bước 2: Nháy chuột vào dấu quan trọng để thay đổi trạng thái quan trọng/ không quan trọng của thư điện tử đó.

+ Bước 3: Thực hiện tìm kiếm is: important trong Gmail để hiển thị danh sách tất cả thư điện tử quan trọng.

Nhiệm vụ 2: Sắp xếp, phân loại thư trong Gmail bằng Nhãn

- Nhãn (Label) dùng để sắp xếp, phân loại thư trong hộp thư đến giúp em tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm lại các thư, tránh thất lạc thông tin ở các thư cũ và quản lí việc nhận thư từ các địa chỉ thư điện tử dễ dàng hơn.

- Phân biệt Nhãn và Thư mục: Khi xóa một thư, thư đó sẽ bị xóa khỏi mọi nhãn đính kèm cũng như trong hộp thư đến.

- Các bước tạo nhãn:

+ Bước 1: Tạo nhãn: Truy cập vào Gmail. Nháy chuột vào Danh sách mở rộng ở bên trái cửa sổ; nháy chuột vào Tạo nhãn mới. Sau khi đặt tên nhãn chọn Save để lưu lại.

+ Bước 2: Gán nhãn cho các thư trong hộp thư đến. Thực hiện theo các bước:

●     Chọn thư cần gán nhãn.

●     Nháy chuột để mở danh sách nhãn.

●     Chọn nhãn muốn gán.

Củng cố kiến thức:

- Có rất nhiều cách để sắp xếp thư Gmail của mình và một cách đó là "gắn dấu sao" cho chúng.

- Có hai cách để đặt dấu sao bên cạnh một thư điện tử là:

+ Cách 1: Nháy chuột vào hình ngôi sao nhỏ ở bên trái của thư khi bạn đang xem danh sách thư điện tử.

+ Cách 2: Nếu thư điện tử đang mở, hãy chuyển đến bảng chọn Khác → Thêm dấu sao hoặc chọn ngôi sao ở phía trên bên phải của thư (bên cạnh ngày và giờ).

- So sánh phân loại thư bằng dấu sao với phân loại thư bằng dấu quan trọng.

Phân loại thư bằng dấu sao

Phân loại thư bằng dấu quan trọng

- Dễ sử dụng.

- Dễ dàng thêm tùy chọn các sao khác với các màu khác nhau.

- Dễ dàng phân cấp quản lí thư ở cấp độ quan trọng khác nhau.

- Dễ sử dụng.

- Không đổi màu dấu quan trọng được.

 Hoạt động 2: Khai thác một số chức năng nâng cao của mạng xã hội

  1. a) Mục tiêu:

- HS biết cách tạo một Fanpage từ tài khoản Facebook đã có sẵn của cá nhân.

- HS hiểu các nội dung quyền riêng tư của Facebook, biết cách cài đặt quyền riêng tư trên Facebook.

  1. b) Nội dung: GV truyền tải kiến thức mới, hướng dẫn HS cách tạo Fanpage trên Facebook, cách cài đặt quyền riêng tư trên Facebook.
  2. c) Sản phẩm:

- Tất cả HS, mỗi HS có một Fanpage do mình tạo ra.

- HS cài đặt quyền riêng tư trên Facebook cá nhân.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

* Nhiệm vụ 3: Tạo Fanpage trên Facebook

- GV giới thiệu mục đích của hoạt động: Đây là một nội dung cốt lõi của bài học, nhằm giúp các em biết cách đăng tải bài viết, ảnh, video và sự kiện của trường, lớp.

- GV mời một HS lên bảng thực mẫu các bước tạo Fanpage từ khoản Facebook đã có sẵn của cá nhân.

- GV yêu cầu HS còn lại thực hiện tạo Fanpage của cá nhân mình.

- Kết thúc hoạt động, GV nhận xét và chốt lại kiến thức bằng một trò chơi Tạo bảng quy trình các bước tạo Fanpage nhưng để trống nội dung các bước, yêu cầu HS điền đúng thứ tự nội dung của các bước đó.

- GV lưu ý với HS: Việc tạo và quản lí các Fanpage để quảng bá thương hiệu của một tổ chức hay trang thương mại điện tử cũng được thực hiện theo cách tương tự.

* Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu và cài đặt quyền riêng tư trên Facebook

- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận từng nội dung trong hình 8.4, 8.5 trong SGK. Các nhóm nhận xét chéo nhau:

- GV hướng dẫn HS thực hiện cài đặt quyền riêng tư trên Facebook cá nhân của mình theo các bước hướng dẫn trong SGK:

+ Thiết lập người có thể xem các bài viết của mình trong tương lai.

+ Thiết lập các quyền liên quan đến trang cá nhân và gắn thẻ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thực hành theo các bước hướng dẫn trong SGK.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS cài đặt thành công quyền riêng tư trên Facebook cá nhân.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động luyện tập.

2. Khai thác một số chức năng nâng cao của mạng xã hội

Nhiệm vụ 3: Tạo Fanpage trên Facebook

- Quy trình các bước tạo Fanpage:

+ Bước 1: Đăng nhập vào Facebook. Nháy chuột vào biểu tượng Menu để mở danh sách các lệnh. Trong mục Tạo, chọn Trang.

+ Bước 2: Làm theo các hướng dẫn:

●     Nhập tên trang cần tạo

●     Chọn hạng mục phù hợp trong danh sách

●     Nhập mô tả

●     Chọn Tạo trang để hoàn thành

+ Bước 3: Nhập nội dung, hình ảnh, các bài viết cho trang Fanpage vừa tạo và chia cho bạn bè về trang này.

+ Bước 4: Khám phá các tính năng về quản lí trang.

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu và cài đặt quyền riêng tư trên Facebook

- Thiết lập những người có thể xem các bài viết của mình trong tương lai:

+ Bước 1: Đăng nhập vào Facebook. Chọn Cài đặt → Quyền riêng tư để mở trang thông tin, hướng dẫn.

+ Bước 2: Đọc kĩ các thông tin giải thích về Cài đặt quyền riêng tư và công cụ để thực hiện.

+ Bước 3: Tìm hiểu và thiết lập những người có thể xem các bài viết của em trong tương lai.

+ Bước 4: Kiểm thử các cài đặt vừa thiết lập.

- Thiết lập các quyền liên quan đến trang cá nhân và gắn thẻ:

+ Bước 1: Chọn Cài đặt → Trang cá nhân và gắn thẻ trong Facebook.

+ Bước 2: Quan sát và giải thích ý nghĩa các lựa chọn tại Hình 8.5.

+ Bước 3: Thực hiện các thiết lập phù hợp tại Trang cá nhân và gắn thẻ.

+ Bước 4: Kiểm thử lựa chọn vừa thiết lập.

 

Soạn mới giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức bài 8: Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội, giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay