Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 11: CƠ SỞ DỮ LIỆU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, đặt vấn đề cho HS: Theo em, việc lưu trữ dữ liệu phục vụ các bài toán quản lí có phải chỉ là việc chuyển các ghi chép trên giấy thành văn bản trên máy tính không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV gọi đại diện một số HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài 11: Cơ sở dữ liệu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu tổ chức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học
- Nhiệm vụ 1. Có cần lưu trữ bảng điểm lớp học không? (Hoạt động 1 trang 53 SGK): HS hoạt động cặp đôi thảo luận về sự không nhất quán dữ liệu khi chúng được sao chép trên nhiều bản, trả lời câu hỏi củng cố 1 trang 55 SGK.
- Nhiệm vụ 2. Sự phụ thuộc phần mềm và dữ liệu: HS đọc thông tin mục 1b trang 54 – 55 SGK, trả lời câu hỏi củng cố 2 trang 55 SGK.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
* Nhiệm vụ 1. Có cần lưu trữ bảng điểm lớp học không? (Hoạt động 1 trang 53 SGK): Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt vấn đề: “Giáo viên dạy mỗi môn học bắt buộc phải có một sổ điểm – bảng điểm môn học. Một bản sao của bảng điểm môn học được gửi cho giáo viên chủ nhiệm lớp.” yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Bảng điểm lớp học có cần được lưu trữ không? - GV hướng dẫn HS đọc ví dụ mục 1a. Hạn chế dư thừa trong lưu trữ dữ liệu, thảo luận trả lời câu hỏi củng cố 1 trang 55 SGK: Hãy giải thích yêu cầu về tính nhất quán dữ liệu trong lưu trữ dữ liệu. - Gợi ý: Nếu ngày sinh của một người được khi chép khác nhau trong hai văn bản khác nhau làm cho dữ liệu không nhất quán, ảnh hưởng đến giấy tờ, công việc, kết hôn, đăng kí giấy khai sinh… của người đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận cặp đôi, đọc mục 1a. Hạn chế dư thừa trong lưu trữ dữ liệu và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện nhóm HS trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV tổng kết kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. | 1. Yêu cầu tổ chức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học a) Hạn chế dư thừa trong lưu trữ dữ liệu - Gợi ý trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 53 SGK: + Không cần lưu trữ vì trong quá trình lưu trữ có thể cập nhật dữ liệu hoặc vì một sơ suất nào đó mà các bản dữ liệu khác nhau → dữ liệu lưu trữ dư thừa (lưu trữ hai lần) và không nhất quán. - Gợi ý trả lời câu hỏi củng cố 1 trang 55 SGK: + Tính nhất quán dữ liệu đòi hỏi không gây ra mâu thuẫn dữ liệu. + Ví dụ: Không được có lưu trữ hai giá trị khác nhau về điểm cuối kì I, môn Toán của HS Dương Hoàng Anh lớp 11A.
|
* Nhiệm vụ 2. Sự phụ thuộc phần mềm và dữ liệu: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1b. Sự phụ thuộc phần mềm và dữ liệu, trả lời câu hỏi củng cố 2 trang 55 SGK để làm rõ sự phụ thuộc giữa tổ chức lưu trữ dữ liệu và phần mềm. - Gợi ý: Nếu người làm phần mềm phải biết chi tiết cách tổ chức tệp dữ liệu mới viết được phần mềm, thì mỗi cấu trúc dữ liệu thay đổi có phải viết lại phần mềm không? Điều đó gây ra khó khăn, tốn kém không? - Trên cơ sở kiến thức đã nêu, GV yêu cầu HS đặt ra yêu cầu về tổ chức lưu trữ dữ liệu độc lập với phần mềm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong phát biểu. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV tổng kết kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. | b) Sự phụ thuộc phần mềm và dữ liệu - Gợi ý trả lời câu hỏi củng cố 2 trang 55 SGK: + Ví dụ: phần mềm đọc, cập nhật điểm và lập bảng điểm phải đọc tệp văn bản từng dòng một và tách các thành phần theo dấu phẩy. Nhưng khi cần thay đổi dấu ngăn cách: từ dấu phẩy thành dấu chấm phẩy “;”, thì phải sửa phần mềm để tách các thành phần theo dấu chấm phẩy. → Gây nhiều khó khăn cho công tác bảo trì, phát triển vì cứ mỗi khi thay đổi về tổ chức dữ liệu lại phải sử lại phần mềm. + Cần phải tổ chức dữ liệu độc lập với phần mềm để có thể xây dựng, bảo trì và phát triển phần mềm một cách thuận lợi, không tiêu tốn nhiều nguồn nhân lực mỗi khi có thay đổi về tổ chức lưu trữ dữ liệu. ☞ Kết luận: Dữ liệu cần được tổ chức lưu trữ một cách độc lập với việc xây dựng phát triển phần mềm, đảm bảo dễ dàng chia sẻ, dễ dàng bảo trì phát triển, đồng thời hạn chế tối đa việc dữ liệu lặp lại, gây dư thừa dữ liệu và hỗ trợ đảm bảo tính nhất quán dữ liệu. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và một số thuộc tính cơ bản
- Nhiệm vụ 1. Sự cần thiết phải lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc xác định (Hoạt động 2 trang 56 SGK): HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi về tổ chức lưu trữ dữ liệu theo mô hình có cấu trúc xác định.
- Nhiệm vụ 2. CSDL và một số thuộc tính cơ bản: HS quan sát một số ví dụ về CSDL và trả lời câu hỏi.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác