[toc:ul]
1. Khái niệm
- Nghị luận xã hội là kiểu bài dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó.
2. Yêu cầu với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội
- Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.
- Hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, hợp lí.
- Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
Bố cục bài viết gồm 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
1. Vấn đề bàn luận và nhận xét hệ thống luân điểm, lí lẽ, bằng chứng
- Vấn đề bàn luận của bài viết: vai trò quan trọng của việc học phương pháp học.
- Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng: được trình bày theo trình tự và khá đầy đủ về vấn đề, chứng minh được vấn đề cần nghị luận.
2. Tóm tắt nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Mở bài: Dù suốt đời học tập nhưng không phải ai cũng thành công trên con đường học vấn. Phương pháp học là chìa khóa thành công trên hành trình lĩnh hội tri thức.
- Thân bài: Học phương pháp học là học các kĩ năng, cách thức để tiếp thu tri thức một cách nhanh và hiệu quả. Học phương pháp học giúp thích nghi và hội nhập với thế giới trong hoàn cảnh hiện đại và giúp cho việc học được hiệu quả.
- Kết bài: Để thành công thì cần có những phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp, kĩ năng học chính là hành trang quan trọng để bước vào tương lai.
3. Cách thức bài viết sử dụng để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng
Mở bài và kết bài: tác giả đã trích dẫn một câu nhận định của những người nổi tiếng nổi tiếng để củng cố cho tính đúng đắn và cấp thiết của vấn đề mà bài viết đề cập tới cũng như tạo ra sức truyền tải mạnh mẽ hơn tới người đọc.
4. Cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều
- Cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều:
+ Tạo nên sự đối thoại trong bài viết, tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn,.
+ Thể hiện cái nhìn đa dạng, nhiều chiều, khách quan khi xem xét và bàn luận vấn đề ở những góc độ khác nhau. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra ý kiến cá nhân khi bàn luận về ý kiến trái chiều (không đồng tình) để củng cố thêm cho luận điểm của bài viết.
- Yêu cầu đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Đề tài: GV hướng dẫn HS xác định đề tài bằng cách điền nhiều nhất có thể những vấn đề mà các em quan tâm vào mẫu theo PHỤ LỤC 14, sau đó chọn lựa một đề tài HS quan tâm nhất.
- Tình huống thực hiện đề tài: câu lạc bộ Văn học của trường bạn tổ chức cuộc thi viết Những góc nhìn.
- Mục đích viết: thuyết phục người đọc về quan điểm, ý kiến của bản thân và đáp ứng được các tiêu chí của cuộc thi.
- Đối tượng người đọc: ban giám khảo của cuộc thi (thầy cô, chủ nhiệm câu lạc bộ, khách mời…).
Bước 1: Chuẩn bị viết
Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi:
+ Luận điểm của tôi là gì? Đồng tình hay phản đối?
+ Những lí lẽ, bằng chứng nào làm sáng tỏ luận điểm?
+ Ý kiến trái chiều nào về vấn đề? Tôi sẽ phản biện như thế nào?
- Lập dàn ý: Sắp xếp ý thành một dàn ý hoàn chỉnh.
Bước 3: Viết bài
- Cần có những câu văn ghi rõ luận điểm, sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý.
- Sử dụng trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục.
- Sử dụng các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả, để người đọc dễ hình dung vấn đề, khơi gợi đồng cảm.
- Mở bài, kết bài hô ứng để tạo dư âm.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
- Đọc lại bài viết và tự đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa theo bảng kiểm trong SGK trang 53.