Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: NAM BỘ
BÀI 23: THIÊN NHIÊN VÙNG NAM BỘ
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí vùng Nam Bộ.
+ Nêu được đặc điểm thiên nhiên vùng Nam Bộ.
+ Trình bày được một số ảnh hưởng của thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt ở vùng Nam Bộ.
+ Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
+ Quan sát trên bản đồ hoặc lược đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,...) ở vùng Nam Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu hình 1, 2, 3 cho HS và yêu cầu HS nêu những điều em biết về thiên nhiên vùng Nam Bộ. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá: Nam Bộ là vùng đất rộng lớn với thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi đa dạng biến nơi đây thành một điểm đến du lịch nổi tiếng và thu hút trên cả nước. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 23 – Thiên nhiên vùng Nam Bộ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí vùng Nam Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được vị trí địa lí vùng Nam Bộ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” cho HS cả lớp tham gia. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ có 6 thành viên và đánh số thứ tự cho mỗi thành viên. - GV phổ biến luật chơi: + GV chỉ định số cần trả lời câu hỏi, các số còn lại không được tham gia. + GV đọc câu hỏi, các bạn có số được yêu cầu trả lời viết nhanh đáp án ra bảng nhỏ và giơ lên theo hiệu lệnh của GV. + GV hô hết giờ HS giơ bảng lên. + GV nhận xét và ghi nhận đáp án đúng. Mỗi đáp án đúng được cộng 10 điểm cho nhóm. + Đội nào có số điểm cao nhất giành chiến thắng. - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 2 và lắng nghe từng câu hỏi: + Vùng Nam Bộ nằm ở đâu của nước ta? + Vùng Nam Bộ nước ta tiếp giáp với quốc gia nào? + Hòn đảo nào lớn nhất ở vùng Nam Bộ? + Biển Đông nằm ở phía nào của vùng Nam Bộ? - GV lưu ý cho HS: Kĩ năng khai thác thông tin trên lược đồ cũng như kĩ năng xác định các đối tượng địa lí trên lược đồ. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Vùng Nam Bộ nằm ở phía nam của Tổ quốc. + Vùng Nam Bộ tiếp giáp với Cam-pu-chia, vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. + Đảo Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất vùng Nam Bộ. + Biển Đông nằm ở phía Đông vùng Nam Bộ. - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương các nhóm HS. - GV mời 1 – 2 HS lên trình bày lại thông tin về vị trí địa lí của vùng Nam Bộ. - GV chốt lại kiến thức và nhấn mạnh vị trí địa lí của vùng: + Vùng Nam Bộ nằm ở phía nam của Tổ quốc. + Vùng Nam Bộ tiếp giáp với Cam-pu-chia, vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. + Nơi đây có vùng biển rộng lớn. + Vị trí này sẽ ảnh hưởng lớn đến đặc điểm thiên nhiên của vùng, nhất là khí hậu. - GV giới thiệu về đảo Phú Quốc cho HS: https://www.youtube.com/watch?v=v4YWwU7l1k8 + Phú Quốc, thiên đường nhiệt đới nằm trong Vịnh Thái Lan, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam nằm ở phía Tây Nam, cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nhỏ to khác nhau tại đây. Phú Quốc cùng với các hòn đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. + Phú Quốc có diện tích 589,23 km², trải dài từ vĩ độ 9°53′ đến 10°28′ độ vĩ bắc và kinh độ từ 103°49′ đến 104°05′ độ kinh đông, nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thành phố Hà Tiên 45 km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả Phú Quốc được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. + Phú Quốc, từ lâu, đã trở nên nổi tiếng với khách du lịch khắp mọi miền đất nước và quốc tế. Điều này không chỉ vì Phú Quốc là một hòn đảo xinh đẹp mà nơi đây còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà không phải ai cũng có thể khám phá hết được. - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK tr.93 về Mũi Cà Mau: + Mũi Cà Mau thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, là vùng đất cực Nam của tổ quốc trên đất liền. + Đây cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm thiên nhiên vùng Nam Bộ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trình bày được đặc điểm thiên nhiên vùng Nam Bộ. b. Cách tiến hành - GV chia lớp ra thành 4 nhóm chuyên gia và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: + Nhóm 1: Đóng vai chuyên gia địa hình + Nhóm 2: Đóng vai chuyên gia khí hậu + Nhóm 3: Đóng chuyên gia đất + Nhóm 4: Đóng chuyên gia sông ngòi. - GV đánh số thứ tự cho các thành viên trong nhóm. - GV yêu cầu HS mỗi nhóm làm việc cá nhân, đóng vai chuyên gia mô tả đặc điểm tự nhiên của vùng cũng như đánh giá những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên tác động đến sản xuất và đời sống. - GV trình chiếu ảnh minh họa: - GV tạo ra các nhóm mới có đầy đủ 4 thành viên của nhóm chuyên gia cũ tạo thành nhóm chuyên gia mới. HS có cũng số thứ tự trong các nhóm cũ tạo thành nhóm mới. - GV tổ chức cho thành viên các nhóm trình bày phần tìm hiểu của mình trong nhóm. - GV hướng dẫn các nhóm vẽ sơ đồ tư duy bao gồm các ý chính về địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi. - GV tổ chức Talkshow, mời 4 chuyên gia lên trò chuyện, phân tích những đặc điểm tự nhiên vùng Nam Bộ. HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi để chuyên gia giải đáp. - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức:
|
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, quan sát video.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS làm việc nhóm.
- HS tạo nhóm mới.
- HS trình bày trong nhóm. - HS vẽ sơ đồ tư duy.
- HS thực hiện trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát, tiếp thu.
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện cá nhân.
- HS thực hiện.
- HS đọc bài của nhau.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS chú ý.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác