Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 26: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
+ Xác định được vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ hoặc lược đồ.
+ Sử dụng tư liệu lịch sử và địa lí: nếu được Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
+ Sử dụng được đường thời gian để biểu diễn quá trình lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát hình 1 SGK tr.104. + Em hãy chia sẻ thêm hiểu biết về thành phố Hồ Chí Minh. - GV mời HS cả lớp xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS: + Một số địa danh nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh là Nhà hát lớn, chợ Bến Thành, Bến cảng Nhà Rồng, đường hoa Nguyễn Huệ... + Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kì. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 26 – Thành phố Hồ Chí Minh. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định được vị trí địa lí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ hoặc lược đồ. - Biết tên gọi khác nhau của Thành phố Hồ Chí Minh. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ hình 2 và yêu cầu: + Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng, miền nào? + Các tỉnh nào giáp với thành phố Hồ Chí Minh? + Thành phố Hồ Chí Minh có các quận và huyện nào? + Thành phố Hồ Chí Minh có giáp với biển hay không? - GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến. - GV xác định lại trên bản đồ lược đồ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh: + Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng Tây Nam Bộ, miền Nam Tổ quốc. + Giáp với các tỉnh: Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai và vùng biển Đông. + Thành phố Hồ Chí Minh có các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Phước, Bình Tân và huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè. + Thành phố Hồ Chí Minh không giáp với biển. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Kể được một số tên gọi khác - của Thành phố Hồ Chí Minh. Nêu hiểu biết của em về các tên gọi đó. - GV mời đại diện của một số nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tên gọi như Gia Định, Sài Gòn, Sài Gòn-Chợ Lớn, Sài Gòn – Gia Định. + Từ năm 1976 được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. + Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác và tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam. - GV cho HS xem video về thành phố Hồ Chí Minh: https://www.youtube.com/watch?v=dpKd1K02rxM Hoạt động 2: Tìm hiểu tên gọi và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu về Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tên gọi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Kể tên một tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh trong lịch sử. b. Cách tiến hành - GV cho HS đọc thông tin SGK tr.105 và quan sát hình 3, 4 , 5 thực hiện nhiệm vụ Nêu một số tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh trong lịch sử. - GV tổ chức cho HS thực hiện trao đổi nhóm. - GV mời 2 – 3 nhóm trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Trong quá khứ, Thành phố Hồ Chí Minh còn có các tên gọi khác như: Gia Định, Sài Gòn, Sài Gòn – Chợ Lớn, Sài Gòn – Gia Định. + Từ năm 1976, thành phố được mang tên là Thành phố Hồ Chí Minh. + Từ khi hình thành đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. - GV cho HS xem video về tên gọi của thành phố Hồ Chí Minh: https://www.youtube.com/watch?v=z_9fUvvv5z4 Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về sự kiện lịch sử tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Biết được một số sự kiện lịch sử tiêu biểu đã diễn ra tại thành phố mang tên Bác. b. Cách tiến hành - GV có thể tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi/nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát kênh hình trong mục 2 SGK, kết hợp khai thác thêm thông tin liên quan từ sách, báo, internet (giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm từ cuối buổi học trước) để trả lời câu hỏi: Nêu một số sự kiện tiêu biểu diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. - GV khuyến khích các em nêu thêm được những sự kiện tiêu biểu khác, chưa được để cập trong SGK. - GV khuyến khích mỗi nhóm vẽ cây thời gian để thể hiện các mốc sự kiện - GV mời một số nhóm HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và tuyên dương, khen ngợi các nhóm đã có sự tìm hiểu, chuẩn bị để thực hiện cây thời gian - GV nhận xét, chốt đáp án: + Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào phía nam, lập nên phủ Gia Định. Sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết: "lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn là huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn. + Ngày 5 – 6 – 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Người muốn sang phương Tây đến nước Pháp để tìm hiểu xem "nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình" + Vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 – 4 – 1975, các đơn vị của Quân đoàn 2, bằng xe tăng và pháo binh, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. - GV giới thiệu thêm thông tin cho HS: năm 1859, Pháp đánh thành Gia Định, giai đoạn 1945 –1954 với các sự kiện: + Ngày 25 – 8 – 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Sài Gòn giành được thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. + Ngày 23 – 9 – 1945, thực dân Pháp quay lại đánh chiếm nước ta lần nữa. Nhân dân Sài Gòn lại tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. + Cùng với nhân dân cả nước, từ năm 1945 – 1954, nhân dân Sài Gòn đã lập nhiều chiến công góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), buộc Pháp kí Hiệp định Giơ-ne-vơ và rút quân khỏi Việt Nam. + Năm 1986, thành phố hoa minh vào công cuộc đổi mới - GV cho HS xem video về quá trình Bác ra đi tìm đường cứu nước và xe tăng tiến vào Dinh Độc lập https://www.youtube.com/watch?v=O1Rbf3uCN-o https://www.youtube.com/watch?v=LFW1mTMT_4I Hoạt động 3: Tìm hiểu về Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Chứng minh được Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước thông qua các ví dụ cụ thể, tiêu biểu. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục, quan sát hình 6 đến 11, kết hợp với các tư liệu do HS sưu tầm được, cùng thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi: Tại sao Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá và giáo dục quan trọng của đất nước. - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước. Nơi đây tập trung rất nhiều khu công nghiệp lớn, khu công nghệ cao, nhiều ngân hàng và trung tâm tài chính lớn,..
|
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS đọc nội dung và quan sát.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS xem video.
- HS thực hiện nhóm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS các nhóm thực hiện.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS xem video.
- HS lắng nghe, thực hiện.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác