[toc:ul]
1. Tác giả
- M. Go-rơ-ki (1868 – 1936) là nhà văn Nga, nhà hoạt động văn hoá xã hội lỗi lạc, họ tên thật là A-lếch-xây Mác-xim-mô-vích Pê-xcốp (Aleksey Maximovich Peshkov).
- M. Go-ro-ki sinh trưởng trong một gia đình lao động nghèo, từng trải qua một thời ấu thơ nhiều cay đắng, tủi nhục. Mười tuổi, Pê-xcốp đã mồ côi cả cha và mẹ, phải sống với ông bà ngoại; khi cảnh nhà sa sút, ông phải bỏ học, tự lực kiếm sống bằng nhiều nghề.
- Tuy hoàn cảnh sống chật vật, gian khổ nhưng ông rất ham đọc sách, đặc biệt là sách văn học.
- Những trải nghiệm sâu sắc trong đời sống và qua những trang sách đã góp phần giúp ông vươn lên thành một nhà văn lớn.
- Sáng tác của ông rất đa dạng với nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, văn chính luận, lí luận, phê bình văn học.... Thể loại nào ông cũng có những đóng góp quan trọng: Thời thơ ấu (1913 – 1914), Kiếm sống (1915 – 1916), Tôi đã học tập như thế nào? (1917), Những trường đại học của tôi (1923) đều là những tác phẩm nổi tiếng của ông.
2. Văn bản Tôi đã học tập như thế nào?
- Tôi đã học tập như thế nào? do dịch giả Phạm Mạnh Hùng dịch từ bản tiếng Nga, in trong Tuyển tập truyện ngắn M.Go-rơ-ki tập 2.
- Đây là tác phẩm có sự kết hợp giữa yếu tố truyện (hư cấu) và yếu tố kí (phi hư cấu).
- Theo một số tài liệu, M. Go-rơ-ki đã viết một số tác phẩm về cuộc đời của ông như Thời thơ ấu, Kiếm sống, Tôi đã học tập như thế nào?,... khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, với sự gợi ý của V. Lê-nin.
1. Tóm tắt nội dung văn bản
2. Tác động của sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp
- Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các HS trong lớp đã có tác động rất mạnh mẽ, sâu sắc đến Pê-xcốp.
- Pê-xcốp xem ngài là cứu tinh. Tình cảm, trí tuệ và thế giới tinh thần vốn phong phú, trong sáng của cậu bé được Đức Giám mục phát hiện, đánh thức và ghi nhận, biểu dương ngay trong lớp học trước các thầy giáo và bạn học.
- Pê-xcốp cũng tự phát hiện ra cái phần không phải “con thứ” trong chính mình.
3. Cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện
- Cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục với Pê-xcấp cùng các HS trong lớp có mấy điểm đáng lưu ý:
+ Tạo sự tương phản rõ rệt với những gì thường ngày diễn ra trước đó;
+ Nội dung cuộc trò chuyện thân tình, ấm áp, gần gũi do Đức Giám mục vừa trò chuyện với Pê-xcốp vừa với cả lớp;
+ Tác giả – người kể chuyện hầu như chỉ kể lại lời của Đức Giám mục nhưng vẫn giúp nghe được tiếng nói, tâm tình của Pê xcấp và các HS cùng lớp với cậu bé;
+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất hạn tri đã tạo ưu thế riêng làm cho hình tượng Đức Giám mục với Pê-xcấp cùng các HS trong lớp đều trở nên thân thiết, nổi bật.
1. Cuộc đấu tranh giữa phần “người” và phần “thú” trong Pê-xcốp
- Phần “thú” (hay “con thú”): Phần non nớt, bản năng, hoang dã, thậm chí “man rợ”,...
- Phần “người” (hay “con người”): Phần cao quý, có được nhờ quá trình học tập, tu dưỡng (phần “quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”). Ở đó có lẽ sống vươn tới tình thương yêu và khát vọng những gì tốt đẹp, xứng đáng với con người
- Giữa hai phần này luôn có đấu tranh: Nhờ học qua trường đời, cuộc sống cần lao và qua sách, Pê-xcốp hiểu ra sự đối lập và cuộc đấu tranh không dễ dàng giữa phần “thú” và phần “người”. Cậu luôn khao khát chiến thắng phần “con thú” trong bản thân, khao khát “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”.
- Con đường ấy được ví với việc bước dần lên những bậc thang như một quá trình rèn luyện lâu dài, không mệt mỏi; mỗi thành công chỉ là một “bậc thang nhỏ” nên cần phải nỗ lực vươn lên không ngừng.
2. Chỉ ra một số điểm khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản và sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm
- Một số điểm khác biệt về nội dung và hình thức:
| Phần trước | Phần sau |
Nội dung | Thuật lại theo hồi ức về những ngày tháng cậu bé Pê-xcốp học tập tại ngôi trường của nhà thờ. Ban đầu, cậu bé bày ra bao nhiêu trò tinh quái, “man rợ”. Chỉ đến khi có Đức Giám mục xuất hiện cậu mới chăm chỉ, chí thú với việc học hành. | Thuật lại những tháng năm Pê-xốp vừa kiếm sống vừa tự học trong sách vở và trong cuộc đời. Trải qua biết bao dằn vặt, băn khoăn, cuối cùng, nhờ có sách và những nỗ lực đọc, khám phá của bản thân, Pê-xcốp đã trưởng thành. |
Hình thức nghệ thuật | Sử dụng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh: - Dùng nhiều mẩu chuyện, sự việc kịch tính, bất ngờ. - Sử dụng đối thoại, thủ pháp đối lập. - Tác giả vừa hóa thân vào nhân vật cậu bé mang điểm nhìn, giọng điệu của một cậu bé vừa giữ một khoảng cách, một thái độ tự phê phán, tự giễu mình. | Sử dụng nghệ thuật kể chuyện tổng hợp: - Kết hợp kể chuyện với trữ tình biểu cảm, luận bình (về vai trò, tác dụng của sách, của trải nghiệm cuộc sống). - Kết hợp độc thoại (tự nói với mình) và trò chuyện với độc giả (“chính các bạn cũng biết...”; “Có thể tôi sẽ không truyền đạt đủ rõ và đáng tin cậy để các bạn thấy...). - Sử dụng nhiều ẩn dụ, tỉ dụ sâu sắc từ trải nghiệm đời sống, từ đọc sách mà có. |
- Về sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm: đọc kĩ sẽ thấy sự khác biệt trên không hề phá vỡ tính thống nhất chỉnh thể mà còn cho thấy sự đa dạng của các môi trường/ hoàn cảnh học tập; thấy rõ cuộc đấu tranh giữa phần “thứ” và phần “người” ở các môi trường khác biệt; đặc biệt cho thấy việc học tập để đạt được thành công, vươn tới mục đích cao đẹp của đời người quả là quá trình không dễ dàng, nhưng hoàn toàn là có thể. Đó cũng là sự linh hoạt, đa dạng trong bút pháp tự truyện của M. Go-rơ-ki.
- Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm tất nhiên sẽ khác nhiều so với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ). Muốn hiểu đúng cảm hứng, chủ đề, tư tưởng và thông điệp của tác phẩm, không thể không lưu ý đến điều này.
- Trong VB có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Chẳng hạn ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc cách hành xử của cậu bé, tuy nhập vai nhưng người kể chuyện vẫn hé mở khoảng cách.
- Ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gần chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn.
1. Nội dung
Truyền đạt đến người đọc một thông điệp về tầm quan trọng của việc đọc sách. Tri thức là thứ tài sản quý giá của nhân loại và sách chứa đựng khối tài sản đó. Sách và cuộc sống có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi đọc sách, chúng ta có thể học kiếm sống, học làm người.
2. Nghệ thuật
- Thể loại: truyện kí.
- Giọng điệu: giản dị mà sâu sắc, mang màu sắc triết lý nhưng không khô khan, giáo điều mà hết sức nhẹ nhàng, thấm thía.
- Ngôn ngữ: mang màu sắc nghị luận, bên cạnh câu chuyện về Pê-xcốp, tác giả cũng đan xen những bình luận, nêu lên những quan điểm cá nhân và bày tỏ ý kiến về sách và tầm quan trọng của việc đọc sách.