Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 3: Phân bón hữu cơ (P2)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 3: Phân bón hữu cơ (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản phân bón hữu cơ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cách sử dụng và bảo quản phân bón hữu cơ
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và hoàn thành CH2 SGK trang 23.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở cách sử dụng và bảo quản phân bón hữu cơ, CH2 SGK trang 23.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III SGK tr 22

thảo luận nhóm trả lời CH2 SGK trang 23.

2. Khi chế biến và sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng cần lưu ý gì?

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm

- HS suy nghĩ trả lời CH2 SGK trang 23.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH2 SGK trang 23

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức về cách sử dụng và bảo quản phân bón hữu cơ

III. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHÂN BÓN HỮU CƠ

Sử dụng các loại phân bón hữu cơ đúng kỹ thuật giúp cây phát triển tốt, cải tạo đất, bảo vệ môi trường

Trả lời CH2 SGK trang 23

Khi chế biến và sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng cần lưu ý:

- Chế biến đúng quy trình

- Bảo quản và sử dụng phân bón trong thời hạn, thường từ 3 - 6 tháng.

 

 

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát video, thảo luận và tóm tắt một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào tóm tắt một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS nghiên cứu nội dung mục IV SGK tr 23, quan sát video: https://youtu.be/nGqGU7yYO-c, tóm tắt quy trình

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện hoạt động tại nhà: “Em hãy làm phân bón từ rác thải hữu cơ ở gia đình”., yêu cầu các nhóm quay video, chụp ảnh quá trình thực hiện

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm tóm tắt quy trình

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- Các nhóm phân công và thực hiện nhiệm vụ hoạt động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS tóm tắt quy trình sản xuất phân bón hữu cơ.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

(Sản phẩm nhiệm vụ hoạt động bảo cáo sau 1-2 tuần)

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ.

IV. QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ

- Phân bón hữu cơ truyền thông:

Xử lí sơ bộ → phối trộn → Ủ → Đảo trộn → Ủ chín

- Phân bón hữu cơ sinh học

Chuẩn bị vi sinh vật → Chuẩn bị chất mang → Trộn chất mang và vi sinh vật.

- Phân bón hữu cơ khoáng

Phối trộn nguyên liệu (chất hữu cơ đã lên men + một số chất đa, trung, vi lượng) → Sản xuất theo quy trình → kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn → Đóng gói → Bảo quản.

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cách sử dụng và bảo quản phân bón hữu cơ; đề xuất được một số biện pháp làm giảm thiểu tác hại của phân bón đến môi trường.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH, hoàn thành CH3 SGK trang 25.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường, CH3 SGK trang 25.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục V SGK tr 25

thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:

+ Nêu những tác động tích cực, tiêu cực đến môi trường khi sử dụng phân bón

+ Hãy nêu một số biện pháp làm giảm thiểu tác hại của phân bón đến môi trường

 GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời CH3 SGK trang 25

Giải thích tại sao:

a) Bón nhiều phân ammonium sulfate làm tăng độ chua của đất?

b) Bón nhiều phân superphosphate đơn làm đất chai cứng?

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm

- HS suy nghĩ trả lời CH3 SGK trang 25.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH3 SGK trang 25

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức về tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường

V. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHÂN BÓN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

- Tác động tích cực: Giúp cải tạo đất.

- Tác động tiêu cực: lạm dụng phân bón, sử dụng không đúng kỹ thuật gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường (ô nhiễm môi trường, phú dưỡng, giảm lượng sinh vật trong đất,...)

- Một số biện pháp làm giảm thiểu tác hại của phân bón đến môi trường:

+ Bón đúng loại phân mà cây đang cần.

+ Tìm hiểu kĩ cách sử dụng và liều lượng cho phép dùng mỗi lần trước khi bón cho cây.

+ Giảm sử dụng phân bón hoá học, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.

+ Tự ủ phân bón hữu cơ từ rác thải sinh hoạt,...

Trả lời CH3 SGK trang 25

a) Sau khi bón phân, ammonium sulfate tan trong nước, ion ammonium phân li acid yếu, làm tăng độ chua của đất.

b) Phân superphosphate đơn có chứa nhiều CaSO4 ít tan, tích tụ trong đất làm đất dần trở lên chai cứng

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1:  Phân xanh có thành phần

  1. Rơm, rạ, thân cây, rác thải hữu cơ. B. Thân cây, cành cây, lá cây tươi.
  2. Phân, nước tiểu động vật D. Rác thải sinh hoạt

Câu 2. Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót:

  1. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm B. Phân xanh, phân kali, phân NPK
  2. Phân rác, phân xanh, phân chuồng D. Phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi sinh

Câu 3. Nhóm An thực hiện ủ phân hữu có tại nhà gồm các bước sau:

(1) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ

(2) Đảo đều bổ sung nước không khí

(3) Thu hoạch phân hữu cơ vi sinh bảo quản, sử dụng

(4) Tiến hành ủ phân

(5) Chọn nơi ủ phân

(6) Che phủ và bảo quản phân khi ủ

Thứ tự đúng là:

  1. 1-4-5-2-6-3 B. 1-5-4-6-2-3 C. 1-5-2-6-4-3        D. 1-5-4-2-6-3

Câu 4. Phân hữu cơ sinh học mùa hè bảo quản được

  1. 3 tháng. B. 4 tháng. C. 5 tháng.              D. 6 tháng.

Câu 5. Chọn phát biểu đúng.

  1. Phân hữu cơ truyền thống gồm: phân chuồng, phân vi sinh và phân xanh
  2. Phân hữu cơ truyền thống có hàm lượng chất dinh dưỡng cao
  3. Phân xanh chỉ dùng để bón thúc.
  4. Phân hữu cơ truyền thống tiềm ẩn nhiều nguy cơ mang mầm bệnh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. B

2. C

3. B

4. B

5. D

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Nêu các ưu điểm của phân bón hữu cơ.

Bài 2. Hãy đề xuất cách giải thích tại sao phân bón hữu cơ thường dùng để bón lót, tại sao cần bón kết hợp phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ với tỉ lệ hợp lí.

Bài 3. Tại sao trong quá trình nung ủ phân bón hữu cơ thì việc đảm bảo nhiệt độ, thời gian và sự khuấy trộn thường xuyên là yêu cầu quan trọng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1. Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời còn cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, làm đất tơi xốp.

Bài 2.

Phân bón hữu cơ có tác dụng chậm nên thường dùng để bón lót.

Phân bón hữu cơ thường chứa ít nguyên tố đa lượng nên cần bón kết hợp với phân bón vô cơ.

Bài 3.

Nhiệt độ nung ủ giúp quá trình chuyển hoá phân bón hữu cơ xảy ra mạnh và triệt để, đồng thời diệt các mầm bệnh và mùi khó chịu.

Thời gian nung ủ giúp quá trình chuyển hoá phân bón hữu cơ xảy ra triệt để.

Sự khuấy trộn thường xuyên giúp quá trình chuyển hoá và nhiệt được phân bố đều khắp khu vực ủ.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên

HS chuẩn bị theo nhóm nguyên liệu làm thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Khoảng 200g cây sả cắt nhỏ khoảng 1cm.

Thí nghiệm 2: Khoảng 100g  vỏ cam phơi khô, nghiền nhỏ, ngâm vỏ cam khô bằng ethanol trước buổi thực hành ít nhất 6 giờ.

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 3: Phân bón hữu cơ (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 3: Phân bón hữu cơ (P2), soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 3: Phân bón hữu cơ (P2)

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay