Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 2 bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 2 bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HOÁ HỮU CƠ

BÀI 4: TÁCH TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC TỰ NHIÊN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ vận dụng được phương pháp chiết hoặc chưng cất để tách tinh dầu từ nguồn thảo mộc tự nhiên.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tinh dầu (khái niệm, các phương pháp tách, ứng dụng,...)
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong quá trình thí nghiệm

Năng lực Hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Nêu được khái niệm về tinh dầu, biết các phương pháp tách tinh dầu, sử dụng phương pháp phù hợp cho một số nguyên liệu, sử dụng các loại dung môi phù hợp (độ phân cực, khả năng hòa tan, …) cho các nguyên liệu quen thuộc.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát và nhận biết các loài thực vật chứa tinh dầu, phân tích bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất, đề xuất phương pháp chưng cất tinh dầu phù hợp.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: thực hiện tách tinh dầu từ nguồn nguyên liệu tìm được tại địa phương, biết được ứng dụng của một số loại tinh dầu, từ đó sử dụng đúng mục đích.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm và thao tác an toàn trong quá trình làm thực nghiệm
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, các video về tinh dầu và quy trình tách tinh dầu
  • Nguyên liệu và dụng cụ cho thí nghiệm 1: bộ dụng cụ chưng cất lôi cuốn hơi nước, phễu chiết.
  • Nguyên liệu và dụng cụ cho thí nghiệm 2: bình tam giác có nút kín, phễu thuỷ tinh, giấy lọc, ethanol.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
  • Nguyên liệu làm thí nghiệm:
    • Thí nghiệm 1: Khoảng 200g cây sả cắt nhỏ khoảng 1cm.
    • Thí nghiệm 2: Khoảng 100g vỏ cam phơi khô, nghiền nhỏ, ngâm vỏ cam khô bằng ethanol trước buổi thực hành ít nhất 6 giờ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức trò chơi:

Chia lớp thành 4 đội, đặt vấn đề: “Trong thời gian 1 phút, hãy liệt kê một số sản phẩm có chứa bạc hà”

Đội nào có nhiều câu trả lời chính xác nhất thì chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận viết câu trả lời ra bảng phụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm HS treo kết quả lên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án: Kem đánh răng, kẹo, thuốc, dầu gội, mỹ phẩm trị mụn, tinh dầu treo xe,...

- GV đánh giá câu trả lời của HS, khen ngợi đội có nhiều kết quả đúng, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng những hợp chất từ thiên nhiên, đặc biệt là các loại tinh dầu dùng trong hương trị liệu và công nghiệp mỹ phẩm, dẫn đến nhu cầu sử dụng tinh dầu ngày càng tăng cao. Các tinh dầu sử dụng hằng ngày có trong các nguồn thảo mộc tự nhiên nào và được tách ra bằng phương pháp nào?Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tinh dầu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm về tinh dầu, liệt kê được một số loại thực vật có chứa tinh dầu.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở khái niệm về tinh dầu, một số loại thực vật có tính dầu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 26, nêu khái niệm tinh dầu

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (4-6HS) “Liệt kê được một số loại thực vật có chứa tinh dầu.”theo kĩ thuật khăn trải bàn

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về tinh dầu

I. TINH DẦU

- Tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất hữu cơ thường có mùi đặc trưng, dễ bay hơi được chiết xuất từ thực vật bằng nhiều phương pháp khác nhau.

VD: thực vật có chứa tinh dầu: Chanh, sả, quế, bạc hà, hoa hồng,...

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp thu tinh dầu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên tắc và cách tiến hành một số phương pháp tách tinh dầu.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và hoàn thành PHT 01
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở tóm tắt nguyên tắc và cách tiến hành một số phương pháp tách tinh dầu, phiếu học tập số 01.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS nghiên cứu nội dung mục II, III SGK tr 27, thảo luận nhóm hoàn thành PHT 01

PHIẾU HỌC TẬP 01

Nghiên cứu SGK, hoàn thành bảng sau:

Phương pháp

Nguyên tắc

Cách tiến hành

Chưng cất lôi cuốn hơi nước

 

 

Chiết

 

 

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời PHT 01

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời PHT 01

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về các phương pháp tách tinh dầu

GV lưu ý khi sử dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước:

-       Tuỳ thuộc vào bản chất của nguyên liệu mà chia nhỏ nguyên liệu cho phù hợp.

-       Thời gian chưng cất phụ thuộc bản chất của nguyên liệu và tính chất của tinh dầu.

GV giới thiệu một số dung môi thường dùng để chiết: ether dầu hoả, hexane, diethyl ether, chloroform, dichloromethane, ethanol,...

GV giới thiệu phần Em có biết SGK tr27

II. PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT LÔI CUỐN HƠI NƯỚC

1. Nguyên tắc

Dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định

Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước thường dùng để tách chất ra khỏi hỗn hợp dựa trên khả năng dễ bay hơi của nó cùng hơi nước và tính không tan trong nước của chất đó.

2. Cách tiến hành

Nghiền nhỏ nguyên liệu → Chưng cất lôi cuốn hơi nước → Tinh dầu.

III. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT

1. Nguyên tắc

Dựa vào sự hoà tan khác nhau của các chất trong hai môi trường không trộn lẫn vào nhau.

Sử dụng dung môi dễ hoà tan chất cần tách (thường là tinh dầu)

2. Cách tiến hành

Nghiền nhỏ nguyên liệu → ngâm trong dung môi → chiết → Tinh dầu

 

 

 

Sản phẩm dự kiến PHT 01

PHIẾU HỌC TẬP 01

Nghiên cứu SGK, hoàn thành bảng sau:

Phương pháp

Nguyên tắc

Cách tiến hành

Chưng cất lôi cuốn hơi nước

Dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định

Nghiền nhỏ nguyên liệu → Chưng cất lôi cuốn hơi nước → Tinh dầu.

Chiết

Dựa vào sự hoà tan khác nhau của các chất trong hai môi trường không trộn lẫn vào nhau.

Sử dụng dung môi dễ hoà tan chất cần tách (thường là tinh dầu)

Nghiền nhỏ nguyên liệu → ngâm trong dung môi → chiết → Tinh dầu

 

Hoạt động 3: Thực hành tách tinh dầu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện tách tinh dầu từ nguồn nguyên liệu tìm được tại địa phương (tinh dầu sả chanh và tinh dầu cam).
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hành, thảo luận trả lời CH SGK, hoàn thành phiếu đánh giá
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở báo cáo kết quả thực hành, câu trả lời CH SGK, phiếu đánh giá.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thực hành tách tinh dầu sả chanh bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV kiểm tra công tác chuẩn bị nguyên liệu

- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành tách tinh dầu sả chanh, GV nhắc nhớ chung về các điều kiện đảm bảo an toàn khi thực hành thí nghiệm.

- Giao nhiệm vụ thực hành thí nghiệm cho từng nhóm HS, yêu cầu hoàn thành phiếu báo cáo thực hành và trả lời các câu hỏi SGK tr28:

1. Tại sao phải cắt nhỏ cây sả khoảng 1 cm mà không giã nát?

2. Tại sao phải bảo quản tinh dầu sả chanh thu được trong các lọ tối màu và có nút kín?

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm tự xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- GV trao đổi, thảo luận với các nhóm về kế hoạch thực hiện. Các nhóm HS trao đổi với GV để thống nhất về quy trình thực hành.

- Trong thời gian HS tự làm các thí nghiệm, GV quan sát, uốn nắn các kỹ năng thực hành cho các em.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm HS báo cáo kết quả thu tinh dầu sả chanh trước lớp.

- Mỗi nhóm HS báo cáo bài thực bảnh đã làm vào phiếu, trong đó giải thích rõ các hiện tượng quan sát được và kết quả thực hành.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả từng nhóm, rút kinh nghiệm cho HS.

IV. THỰC HÀNH TÁCH TINH DẦU

Thí nghiệm 1. Tách tinh dầu sả chanh bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

1. Mục tiêu

2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất

3. Cách tiến hành

4. Thảo luận, đánh giá kết quả

5. Kết luận

Tinh dầu thu được là chất lỏng trong suốt, đồng nhất

Có màu và có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu sả chanh.

Trả lời CH tr28

1. Phải cắt nhỏ cây sả khoảng 1 cm mà không giã nát vì: tinh dầu dễ bay hơi nên trong quá trình giã nát, tinh dầu sẽ bay hỏi một phần.

2. Do tinh dầu dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng và dễ bay hơi nên phải bảo quản trong các lọ tối màu và có nút kín.

 

Nhiệm vụ 2: Thực hành tách tình đầu cam bằng phương pháp chiết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV kiểm tra công tác chuẩn bị nguyên liệu (yêu cầu HS ngâm vỏ cam khô bằng ethanol trước buổi thực hành ít nhất 6 giờ.)

- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành tách tinh dầu vỏ cam khô

- Giao nhiệm vụ thực hành thí nghiệm cho từng nhóm HS, yêu cầu hoàn thành phiếu báo cáo thực hành và trả lời các câu hỏi SGK tr29:

1. Tại sao phải nghiền nhỏ vỏ quả cam khô?

2. Tại sao chỉ tách lấy phần vỏ quả cam màu vàng, không lấy phần màu trắng của vỏ quả cam?

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm tự xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- GV trao đổi, thảo luận với các nhóm về kế hoạch thực hiện. Các nhóm HS trao đổi với GV để thống nhất về quy trình thực hành.

- Trong thời gian HS tự làm các thí nghiệm, GV quan sát, uốn nắn các kỹ năng thực hành cho các em.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm HS báo cáo kết quả thu tinh dầu cam trước lớp.

- Mỗi nhóm HS báo cáo bài thực bảnh đã làm vào phiếu, trong đó giải thích rõ các hiện tượng quan sát được và kết quả thực hành.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả từng nhóm, rút kinh nghiệm cho HS.

GV thông tin cho HS công dụng của tinh dầu sả chanh và cam trong mục Em có biết SGK tr 29

Thí nghiệm 2. Tách tinh dầu cam bằng phương pháp chiết

1. Mục tiêu

2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất

3. Cách tiến hành

4. Thảo luận, đánh giá kết quả

5. Kết luận

Tinh dầu thu được là chất lỏng trong suốt, đồng nhất

Có màu và có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu cam

Trả lời CH tr29

1. Nghiền nhỏ để tăng khả năng hòa tan tinh dầu vỏ cam vào dung môi.

2. Tinh dầu tập trung hầu hết trong lớp vỏ vàng phía ngoài của quả cam.

------------------------------Còn tiếp-------------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 2 bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên (P1)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 2 bài 4: Tách tinh dầu, soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 2 bài 4: Tách tinh dầu

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay